Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Các nguyên nhân phổ biến gây đau răng hàm là gì? Cách bảo vệ răng miệng hiệu quả

Ngày 30/10/2022
Kích thước chữ

Đau răng hàm là một hiện tượng phổ biến. Đau răng hàm xảy ra do nhiều nguyên nhân và gây khó chịu, phiền toái cho người bệnh. Vậy, tại sao lại đau răng hàm? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu nhé?

Răng hàm có chức năng nghiền nhỏ thức ăn, làm giảm gánh nặng cho bộ máy tiêu hóa. Từ một số nguyên nhân khác nhau, răng hàm có thể bị tổn thương dẫn đến đau răng hàm.

Răng hàm và chức năng của răng hàm

Răng hàm có chức năng nghiền nhỏ thức ăn Cấu trúc của hàm răng

Răng hàm hay răng cối gồm răng hàm lớn và răng hàm nhỏ. Trong đó, vị trí răng hàm số 6 và số 7 là hai vị trí răng cần được chúng ta chăm sóc nhất. Đó là vì 2 răng này không trải qua quá trình thay răng sữa như các răng khác. Vì vậy, khi không được quan tâm, những răng này rất dễ bị sâu và hư tổn sớm, vĩnh viễn không thể mọc lại được.

Cấu trúc của răng hàm bao gồm hai phần là phần thân răng và phần chân răng. Phần thân răng nằm ở phía trên, là phần mà chúng ta có thể dễ dàng quan sát được. Còn phần chân răng nằm ở phía dưới, chôn sâu trong lợi và gắn vào xương hàm. Răng hàm khác với những răng khác vì có mặt mặt nhai lớn, có gờ rãnh.

Chức năng chủ yếu của răng hàm là nghiền nhỏ thức ăn, giúp cho quá trình tiêu hóa ở dạ dày diễn ra nhanh chóng và dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, do cấu trúc của răng hàm có liên kết với xương hàm, sẽ giúp bảo vệ xương hàm và tạo nên sự hài hòa cân đối cho gương mặt. Răng hàm cũng góp phần không nhỏ trong việc phát âm của chúng ta. Nếu hai răng hàm cách nhau quá rộng thì phát âm sẽ không được tròn vành rõ chữ.

Nguyên nhân gây đau răng hàm

Răng hàm có vai trò chức năng sinh lý rất quan trọng. Người bị đau răng hàm có cảm giác ê buốt răng, đau nhức ở phía trong hoặc mặt bên ngoài của răng. Tùy từng nguyên nhân và cơ địa, mà các triệu chứng đau ở mỗi người là khác nhau. Nhưng nhìn chung, đau răng hàm rất khó chịu và gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân và điều trị dứt điểm tình trạng đau răng là rất quan trọng. Một số nguyên nhân gây ra tình trạng đau răng hàm phổ biến.

Do các bệnh nha khoa

Các bệnh nha khoa gây tổn thương răng hàm phải kể đến như sâu răng, viêm nướu, mọc răng khôn...

Sâu răng: Là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây đau răng hàm. Sâu răng có thể diễn ra ở mọi lứa tuổi, kể cả trẻ em lẫn người lớn. Các hại khuẩn tấn công vào lớp men răng, tiếp tục phá hủy lớp khoáng của răng rồi dần dần tiến sâu và phía bên trong. Ban đầu, sâu răng không hề gây cảm giác đau đớn, mà chỉ là những đốm nhỏ xuất hiện trên bề mặt của răng. Tuy nhiên, nếu không được quan tâm và xử lý kịp thời, sâu răng sẽ phát triển nhanh chóng, phá hủy lớp vỏ cứng bên ngoài, khiến tủy răng không còn được bảo vệ. Răng sẽ trở nên nhạy cảm hơn. Cảm giác đau răng âm ỉ đến dữ dội có thể diễn ra bất cứ khi nào.

Nguyên nhân đau răng hàm: sâu răng Đau răng hàm do sâu răng

Viêm nướu (viêm lợi): Là tình trạng sưng đỏ, có mảng bám, rất dễ chảy máu ở vùng nướu, đặc biệt là vùng nướu của răng hàm. Viêm nướu xảy ra thường là do vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, khiến hệ miễn dịch suy yếu và hình thành mảng bám trên răng, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và gây viêm nướu.

Bệnh viêm lợi không hề nguy hiểm và có thể điều trị dễ dàng ở ngay giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu không điều trị kịp thời, viêm nướu có thể tiến triển nặng thành viêm nha chu, vùng viêm lan rộng đến các mô và xương, có thể gây mất răng.

Khi bị viêm lợi, người bệnh thường gặp các triệu chứng như: Lợi dễ chảy máu, nướu sưng hoặc teo rút, đau răng khi nhai, hơi thở có mùi hôi... Khi có những biểu hiện này, người bệnh cần phải đi gặp nha sĩ để có những biện pháp can thiệp kịp thời.

Mọc răng khôn (răng số 8): Răng số 8 là răng hàm nằm ở phía ngoài cùng của hàm răng và mọc khá muộn. Vì vậy, răng khôn rất dễ mọc lệch, mọc ngầm và chèn ép vào các răng khác gần nó, gây đau răng hàm, sưng mô nướu, thậm chí là sốt. Nhiều người tưởng lầm cơn đau ở răng số 6, 7 do răng khôn chưa nhú lên hoàn toàn. Nếu răng khôn mọc lệch và gây nhiều đau nhức, khó chịu thì việc loại bỏ chúng là điều hoàn toàn cần thiết.

Nhai thức ăn cứng gây đau răng hàm

Chức năng chính của răng hàm là nhai và nghiền nhỏ thức ăn. Vì vậy, ăn thức ăn quá cứng và dai thường xuyên có thể là nguyên nhân gây tổn thương và đau răng hàm. Khi ăn những thức ăn này, răng, chân răng và vùng mô nướu phải chịu một áp lực lớn. Bên cạnh đó, những mẩu thức ăn cứng cọ sát mà mô nướu sẽ gây chảy máu tại vùng da này.

Nguyên nhân đau răng hàm: nhai thức ăn cứng Thường xuyên ăn đồ ăn cứng gây đau răng hàm

Đau răng hàm do nhai thức ăn quá cứng có thể biến mất chỉ sau vài ngày. Tuy nhiên, khi ăn thức ăn cứng trở thành thói quen thường xuyên, có thể làm bào mòn lớp men răng khiến răng suy yếu và dễ mắc các bệnh về nha khoa. Hơn nữa, dù không phổ biến, nhưng đã xảy ra một số trường hợp ăn thức ăn quá cứng làm sứt mẻ răng.

Chấn thương

Đau răng hàm cũng có thể xảy ra do một số chấn thương trong sinh hoạt và lao động… Tác động mạnh từ bên ngoài có thể làm răng và mô lợi bị tổn thương và đau nhức, thậm chí, răng có thể bị mẻ, nứt, mô nướu xây xước và chảy máu.

Do các thủ thuật nha khoa

Thực hiện một số thủ thuật nha khoa cũng có thể là nguyên nhân gây đau răng hàm như:

  • Trám răng hàm bị sâu.
  • Điều trị nội nha.
  • Bọc răng sứ.
  • Niềng răng - chỉnh nha.
  • Nhổ răng.

Cách bảo vệ răng lợi hiệu quả

Để có một hàm răng khỏe mạnh, cần phải chăm sóc răng đúng cách trong một thời gian dài. Điều quan trọng nhất là quy trình chăm sóc răng miệng hàng ngày phải đúng cách. Như vậy sẽ giúp bảo vệ hàm răng và ngăn ngừa các vấn đề như đau răng hàm.

  • Đánh răng mỗi tối trước khi ngủ sẽ giúp loại bỏ các mảng bám và vi khuẩn tích tụ trong răng miệng suốt một ngày dài.
  • Chải răng đúng cách nhẹ nhàng theo hình tròn để loại bỏ các mảng bám, đồng thời không làm tổn thương răng lợi.
  • Sử dụng kem đánh răng chứa fluoride: Fluoride giúp chống lại vi khuẩn và tạo hàng rào bảo vệ răng.
  • Dùng chỉ nha khoa hoặc tăm nước để làm sạch kẽ răng do chải răng chỉ có thể làm sạch ở phần bề mặt.
Cách bảo vệ răng miệng tránh bị đau răng hàm Đánh răng đúng cách để bảo vệ răng

Trên đây là các nguyên nhân phổ biến gây đau răng hàm. Hãy biến việc chăm sóc răng đúng cách trở thành thói quen hàng ngày để tránh xa những cơn đau răng phiền phức nhé!

Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin