Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Răng ê buốt (răng nhạy cảm) là tên gọi chung của hiện tượng răng quá cảm ngà hay còn gọi là triệu chứng ê buốt chân răng. Khi bạn ăn hoặc uống đồ quá nóng, lạnh,... sẽ cảm thấy ê buốt, nhức chân răng. Vậy bạn có biết nguyên nhân răng ê buốt là do đâu không? Cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu ở bài viết dưới nhé.
Răng ê buốt nếu không được xác định và điều trị sớm có thể khiến các triệu chứng ê buốt tích tụ dần và ngày càng nặng hơn, thậm chí có thể dẫn đến viêm tủy răng. Ngoài ra sẽ khiến việc sinh hoạt, ăn uống hằng ngày của bạn trở nên khó khăn hơn khi phải kiêng khem và tình trạng răng bị nhạy cảm xuất hiện liên tục.
Hầu hết các thực phẩm đóng gói hiện nay đều chứa đường tinh luyện như bánh kẹo, nước ngọt, mứt, hoa quả sấy,... Đây là những thực phẩm tạo điều kiện cho các vi khuẩn có hại tồn tại trong miệng phát triển. Tích tụ đường trong răng sẽ tạo ra axit trong miệng không chỉ gây ê buốt răng mà còn gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng khác như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu,...
Chế độ ăn uống nhiều axit như đồ ăn chua, cam, chanh,... hoặc nước ngọt có ga, soda có thể gây mòn răng và tạo lỗ sâu trên bề mặt răng dẫn đến lộ ngà răng. Khi gặp các tác nhân kích ứng bên ngoài dẫn đến ê buốt răng.
Thói quen đánh răng quá mạnh hoặc dùng bàn chải quá cứng là những nguyên nhân làm mòn lớp men răng. Từ đó, mảng bám thức ăn và đồ uống hằng ngày dễ dàng tấn công vào ngà răng, nướu hoặc tủy khiến răng nhạy cảm ê buốt. Ngoài ra sử dụng nước súc miệng có chứa hàm lượng clo và axit cao, khi sử dụng lâu dài chúng cũng làm mòn men răng và lộ ngà răng.
Mòn men răng, mòn chân răng, sứt mẻ làm lộ lớp ngà. Khi ngà răng bị lộ ra ngoài, các ống tủy này có thể bị kích ứng do thay đổi nhiệt độ của thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh gây ê buốt răng.
Nướu răng bị tụt dần để lộ lớp ngà răng bên ngoài của chân răng, chỉ cần tiếp xúc trực tiếp với môi trường bên ngoài, axit trong nước bọt hoặc thức ăn dễ làm mòn chân răng, men răng mỏng đi, gây kích ứng hệ thần kinh bên trong và ê buốt răng.
Một số thói quen xấu làm ảnh hưởng đến răng như nhai đá, nghiến răng ban đêm cũng dần làm tổn thương cấu trúc răng. Nghiến răng có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và thường xảy ra trong vô thức nên người bệnh khó kiểm soát dẫn đến mòn dần men răng và bị ê buốt khi bị tác động.
Các vấn đề răng miệng nghiêm trọng thường khiến răng nhạy cảm hơn, nên điều quan trọng và cần thiết là đi gặp nha sĩ để điều trị dứt điểm thông qua trám răng, bọc răng sứ, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vấn đề mà có cách giải quyết khác nhau.
Nếu bạn bị tụt lợi ở chân răng, nha sĩ có thể đề nghị ghép nướu để che phủ chân răng bảo vệ chúng khỏi bị tổn thương. Nếu tình trạng ê buốt vẫn tiếp diễn và trở nên trầm trọng hơn, nha sĩ có thể chụp X-quang để xác định xem có cần lấy tủy răng hoàn toàn hay không.
Nếu tình trạng ê buốt răng không quá nặng bạn có thể sử dụng một số biện pháp tại nhà dưới đây:
Với những thông tin về nguyên nhân răng ê buốt ở trên, hy vọng rằng sau khi đọc bài viết này, bạn sẽ hiểu rõ hơn về tình trạng này cũng như cách chăm sóc răng miệng và phòng ngừa hiệu quả. Cách điều trị răng ê buốt tại nhà tốt nhất là cần phòng ngừa sớm vì không thể phục hồi men răng khi nó đã bị mòn. Đánh răng và dùng chỉ nha khoa đúng cách có thể ngăn ngừa ê buốt răng, giúp tăng cường sức khỏe răng và nướu của bạn. Ngoài ra chú ý không chải răng quá mạnh, nên dùng bàn chải đánh răng lông mềm và kem đánh răng chống buốt răng để bảo vệ men răng hiệu quả.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.