Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Theo Viện mắt Trung ương, nước ta có khoảng 2 triệu người mắt bị lác. Tình trạng này hiện đang có xu hướng tăng lên, đặc biệt là ở trẻ em, thông thường các gia đình thường đưa con đi chữa mắt lác rất muộn. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển và sinh hoạt đời sống hàng ngày.
Mắt lác gây nên nhiều tình huống khó xử trong đời sống và sinh hoạt của người bệnh. Chính vì thế phương pháp điều trị bệnh luôn là mối quan tâm hàng đầu. Vậy có những phương pháp chữa mắt lác nào và lựa chọn các phương pháp như thế nào để phù hợp nhất? Các bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Nhà Thuốc Long Châu nhé.
Mắt lác (mắt lé) là sự lệch trục của mắt và gây ra hiện tượng hai mắt không cùng nhìn thẳng về một hướng. Một mắt nhìn về phía trước trong khi mắt còn lại nhìn theo các hướng khác: Nhìn lên trên, xuống dưới, nhìn sang trái, sang phải. Mắt lệch vào trong gọi là lác trong, lệch ra ngoài gọi là lác ngoài, lệch lên trên gọi là lác trên, lệch xuống dưới gọi là lác dưới.
Mỗi mắt có 6 cơ vận nhãn để điều chỉnh nhãn cầu bao gồm 4 cơ thẳng: Cơ thẳng trên, cơ thẳng dưới, cơ thẳng trong, cơ thẳng ngoài và 2 cơ chéo: Cơ chéo lớn, cơ chéo bé. Các cơ này phối hợp nhịp nhàng giúp mắt di chuyển linh hoạt về các hướng khác nhau.
Bình thường khi hai mắt nhìn vào một điểm, hình ảnh thu được tại tế bào que ở võng mạc sẽ được dẫn truyền qua dây thần kinh thị giác đến trung ương. Tại đây hình ảnh từ hai mắt tổng hợp lại thành một. Khi mắt bị lác, hai mắt sẽ truyền đến não bộ hai hình ảnh khác nhau.
Ở trẻ em sẽ có xu hướng loại bỏ hình ảnh mắt lệch để nhìn rõ còn người lớn thì không loại bỏ được hình ảnh của mắt lệch dẫn tới hiện tượng nhìn đôi.
Khi có bất cứ tác nhân nào ảnh hưởng đến 6 cơ vận nhãn thì đều có nguy cơ gây ra lác mắt.
Mắt lác rất dễ phát hiện khi bản thân tự soi gương hay tiếp xúc với mọi người xung quanh. Mắt bị lác sẽ gây khó khăn cho sức khỏe mắt và đời sống hàng ngày.
Mắt lác gây ra rất nhiều tác hại và biến chứng nguy hiểm, nhất là trẻ em. Tuy nhiên đa số mọi người đều nghĩ mắt lác chỉ gây ra vấn đề thẩm mỹ mà không sớm đưa trẻ đi khám. Thực tế có tới 70% trẻ mắt lác có kèm theo tật khúc xạ.
Phát hiện và chữa trị đúng cách để bảo toàn sức khỏe hai mắt đồng thời ngăn chặn nguy cơ mất thị lực thực hoàn toàn. Bệnh cạnh đó chữa mắt lác cũng phục vụ mục đích thẩm mỹ, giúp người mắc phải tự tin, năng động hơn. Tùy vào lứa tuổi và tình trạng bệnh ta có thể chọn các phương pháp phù hợp.
Đây là khâu đầu tiên trong điều trị mắt lác ở mức độ nhẹ. Mỗi vấn đề của mắt cần sử dụng các loại kính khác nhau nhằm làm hình ảnh nhìn rõ nét, điều phối nhịp nhàng thị giác 2 mắt.
Một vài phương pháp điều trị nhược thị ở giai đoạn sớm mang lại kết quả tốt như:
Phương pháp bịt mắt
Bịt mắt là một phương pháp dễ thực hiện nhưng mang lại hiệu quả cao với trẻ nếu luyện tập thường xuyên. Dụng cụ cần dùng là băng dính, tấm vải sẫm màu hoặc mẩu giấy. Một vài kiểu bịt mắt là:
Bịt mắt lành: Bịt bên mắt lành và để lại mắt bị lác. Khi đó mắt bị lác sẽ phải hoạt động và điều tiết từ đó phục hồi thị lực. Thời gian thực hiện từ 4 đến 6 ngày một tuần.
Bịt mắt lác: Nếu có nhược thị kèm định thị trung tâm, có thể thực hiện bịt bên mắt bị lác liên tục trong nhiều tuần. Trong quá trình đó bắt đầu tập luyện chỉnh thị.
Bịt mắt luân phiên: Mỗi ngày bịt một bên mắt và luân phiên nhau để cân bằng.
Bịt mắt từng lúc: Mỗi ngày bịt mắt bên lành trong một khoảng thời gian kết hợp luyện bên mắt lác.
Điều chỉnh thị
Phương pháp này áp dụng cho trẻ em trên 6 tuổi trở lên. Người bệnh bịt mắt không bị lác sau đó tập nhìn bảng, tô vẽ hoặc xâu hạt. Bên cạnh đó cũng có thể sử dụng các loại máy để hỗ trợ.
Điều trị bằng thuốc
Các trường hợp lác mà không thể đeo kính có thể sử dụng các thuốc co đồng tử như: Pilocarpin 4%, ecothiopate iodide. Sau khi sử dụng một thời gian có hiệu quả có thể giảm liều dùng và không nên sử dụng trong thời gian dài.
Khi mắt lác ở mức độ nặng, sử dụng các phương pháp trên đều không cải thiện thì bác sĩ mới khuyên mổ mắt. Với trẻ em việc mổ mắt các sớm càng tốt, giúp mắt trẻ phát triển được như bình thường.
Trước khi phẫu thuật bệnh nhân cần được khám xét cẩn thận để đánh giá mức độ và đưa ra cách thức tiến hành. Phẫu thuật chữa mắt lác ít khi gây chảy máu nhiều và diễn ra từ 1 - 2 tiếng. Quy trình mổ mắt được diễn ra như sau:
Với trẻ em sẽ được gây mê toàn thân, người lớn thì có thể gây mê tại chỗ. Bệnh nhân phải nhịn ăn 8 tiếng trước khi mổ. Bác sĩ sẽ mở mi mắt và cố định vành mi sau đó mổ một đường nhỏ trên kết mạc để tiếp cận cơ mắt. Các kĩ thuật được sử dụng trong mổ mắt là:
Sau phẫu thuật bệnh nhân có thể được dùng giảm đau, kháng sinh, thay băng gạc thường xuyên. Bệnh nhân cũng được kiểm tra đánh giá mức độ phục hồi và kết quả cuộc phẫu thuật. Bên cạnh đó sau phẫu thuật bệnh nhân vẫn cần phải luyện tập mắt thường xuyên để mắt hoạt động linh hoạt.
Các ca phẫu thuật mắt lác thường diễn ra với tỉ lệ thành công cao, ít rủi ro. Tuy nhiên có những cuộc phẫu thuật dù thành công nhưng bệnh nhân vẫn phải mổ lại để điều chỉnh.
Mắt lác là một tình trạng rất phổ biến, gây nhiều tác hại và biến chứng quan trọng đặc biệt là trẻ em. Cần phải phát hiện sớm, kiểm tra và lựa chọn phương pháp chữa mắt lác phù hợp. Mong bài viết trên đây giúp bạn có nhiều kiến thức về chữa mắt lác. Chúc bạn luôn giữ gìn sức khỏe, có đôi mắt tốt và đừng quên theo dõi các trang web của Nhà thuốc Long Châu để cập nhật những thông tin về sức khỏe mới nhất nhé.
Ánh Vũ
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...