Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Các hoạt chất trong kem chống nắng có nhiệm vụ bảo vệ chống lại tia UV có hại. Những thành phần này hoạt động bằng cách hấp thụ, phản xạ hoặc tán xạ tia UV. Tuy nhiên hiện nay trong thành phần kem chống nắng thường có các hoạt chất không tốt cho cơ thể. Cùng tìm hiểu về kem chống nắng và các thành phần bạn nên tránh để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Chúng ta đã nói về tầm quan trọng của kem chống nắng trong quá trình chăm sóc da của bạn. Khi tìm kiếm các sản phẩm chất lượng, bạn nên chú ý tránh những thành phần kem chống nắng nào có trong sản phẩm?
Kem chống nắng là sản phẩm giúp chống lại những tác hại của tia UV từ ánh sáng mặt trời, giúp tạo một lớp màng bảo vệ cho da, ngăn ngừa da lão hóa và ung thư da,… Hiện nay có 2 loại kem chống nắng, đó là:
Kem chống nắng vật lý: Thành phần kem chống nắng vật lý là các chất khoáng tự nhiên giúp phát tán tia UV, khi thoa lên sẽ tạo ra một lớp màng bảo vệ trên da. Kem chống nắng vật lý có tác dụng nhanh chóng, ít gây kích ứng do thành phần lành tính, không gây bít tắc lỗ chân lông và bảo vệ làn da trong thời gian dài. Nhược điểm của loại kem này là thường để lại vệt trắng trên da gây mất thẩm mỹ chung.
Kem chống nắng hóa học: Thành phần kem chống nắng hóa học là các chất hóa học giúp hấp thụ tia UV và phân hủy chúng trước khi gây tổn hại cho làn da. Kem chống nắng hóa học có nhiều thành phần nên có thể sẽ gây kích ứng cho da nếu không phù hợp. Ưu điểm của loại kem này là chất kem mỏng, dễ thấm, tệp vào màu da một cách nhanh chóng. Nhược điểm là bạn cần phải bôi kem trước khi ra ngoài nắng từ 15 - 20 phút, cần thoa lại thường xuyên và dễ gây kích ứng với da nhạy cảm.
Oxybenzone nói chung là thành phần phổ biến nhất được tìm thấy trong kem chống nắng. Oxybenzone có khả năng trở thành một vấn đề vì nó dễ dàng được da hấp thụ, đi vào máu và lưu thông khắp cơ thể, điều này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến một số cơ quan trong cơ thể. Ngoài ra, khi nó bong ra khỏi da của chúng ta và hòa vào nước, nó có thể gây hại cho môi trường .
Bạn cần xem xét khi mua kem chống nắng có thành phần oxybenzone vì một khi nó được hấp thụ qua da, nó có thể dẫn đến mất cân bằng nội tiết tố, ảnh hưởng đến sinh sản, phản ứng da hoặc dị ứng.
Meradimate (methyl anthranilate) là một trong những hóa chất được FDA xem xét và hiện bị cấm sử dụng ở Nhật Bản và Châu Âu. Năm 2021, Ủy ban Khoa học về An toàn Người tiêu dùng (SCCS) đề xuất không nên sử dụng chất này trong các sản phẩm chống nắng. Ngoài ra, meradimate đã được phát hiện là chất chặn tia UVA yếu và không chặn được tia UVB .
Padimate O là sản phẩm phụ của para-aminobenzoic acid (PABA) — một thành phần chống nắng phổ biến trước đây nhưng có thể gây độc với số lượng lớn và không còn được sử dụng do viêm da dị ứng và các vấn đề nhạy cảm với ánh sáng.
Sulisobenzone (benzophenone-4) là thành phần chống nắng có thể gây kích ứng ở cả da và mắt và có khả năng ảnh hưởng đến nội tiết của người sử dụng. Mặc dù sulisobenzone không được hấp thụ vào da nhiều như các hợp chất khác nhưng nó có thể khiến các hóa chất khác thấm sâu hơn vào da của bạn.
Octinoxate là một chất lọc tia cực tím hữu cơ. Nó dễ dàng hấp thụ vào da và tiếp tục được hấp thụ sau khi thoa kem chống nắng. Nó đã được tìm thấy trong các mẫu máu cao hơn ngưỡng an toàn do FDA đề xuất 16 lần. Một số quốc gia cấm bán kem chống nắng có chứa octinoxate vì chúng có thể gây hại cho đời sống thủy sinh.
Các nghiên cứu trên động vật thí nghiệm cho thấy hóa chất này có tác dụng kích thích tố lên hệ thống trao đổi chất và ảnh hưởng đến việc sản xuất hormone tuyến giáp. Octinoxate là thành phần kem chống nắng có thể gây ra phản ứng dị ứng sau khi người bôi nó tiếp xúc với tia cực tím.
Retinyl palmitate là một dạng vitamin A, là chất chống oxy hóa mạnh mẽ. Khi nghe đến thành phần này, nhiều người nghĩ nó sẽ tốt cho da bởi thực tế đã chứng minh vitamin A có lợi cho làn da. Nhưng khi retinyl palmitate tiếp xúc với da và ánh nắng mặt trời thì đó là lúc vấn đề bắt đầu.
Dạng vitamin A này được thêm vào kem chống nắng như một chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, nó có thể làm tăng nguy cơ ung thư da khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.
Kem chống nắng bảo vệ da khỏi bị cháy nắng và làm giảm vết rám nắng bằng cách hấp thụ hoặc phản xạ tia UV. Việc lựa chọn kem chống nắng tốt rất quan trọng trong việc bảo vệ da. Chọn kem chống nắng có:
Khi chọn kem chống nắng, bạn cần xem xét đến các vấn đề nêu trên rồi mới xem xét đến nhãn hiệu, dạng kem chống nắng. Đặc biệt bạn cần lưu ý rằng các loại kem chống nắng khác nhau có chứa các thành phần khác nhau. Bạn nên tránh xa các sản phẩm có thành phần có thể gây kích ứng da của bạn.
Mặc dù việc sử dụng kem chống nắng khi đi ra ngoài nắng là rất quan trọng. Nhưng đó chỉ là một phần trong cách bạn bảo vệ làn da của mình khỏi các tia UV có hại. Khi tiếp xúc với ánh nắng, bạn vẫn nên đội mũ, mặc quần áo chống nắng, hạn chế tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trong khoảng từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều.
Hiểu biết về các thành phần kem chống nắng là rất quan trọng để bạn đưa ra những lựa chọn sáng suốt về việc lựa chọn sản phẩm kem chống nắng phù hợp. Khi xem xét nên mua loại kem chống nắng nào, bạn cần tìm hiểu về bảng thành phần cũng như mức độ phù hợp với loại da của mình.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.