Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng & chữa bệnh

Các triệu chứng bệnh nấm mắt có thể bạn khó nhận ra

Ngày 04/04/2019
Kích thước chữ
  • Mặc định

  • Lớn hơn

Bệnh nấm mắt hay còn gọi là nhiễm nấm mắt là chứng nhiễm trùng mắt gây ra do nấm. Bệnh có thể gây viêm loét mắt, có thể dẫn đến hoại tử, giảm thị lực hay thậm chí là mù lòa. Vậy triệu chứng bệnh nấm mắt là gì và làm cách nào để điều trị bệnh hiệu quả?

Bệnh nấm mắt hay còn gọi là nhiễm nấm mắt là chứng nhiễm trùng mắt gây ra do nấm. Bệnh có thể gây viêm loét mắt, có thể dẫn đến hoại tử, giảm thị lực hay thậm chí là mù lòa. Vậy triệu chứng bệnh nấm mắt là gì và làm cách nào để điều trị bệnh hiệu quả?

Triệu chứng bệnh nấm mắt, cách điều trị và phòng ngừa 1Triệu chứng bệnh nấm mắt là gì?

Bệnh nấm mắt hay còn được gọi là chứng nhiễm nấm mắt là một dạng nhiễm trùng mắt do nấm gây ra. Bệnh nhiễm nấm mắt có thể gây nên nhiễm trùng nặng và ảnh hưởng nhiều bộ phận khác nhau của mắt. Nếu không phát hiện và điều trị bệnh kịp thời, bệnh nhân sẽ gặp những biến chứng khó lường như giảm thị lực hay thậm chí là mù lòa và không giữ được mắt. Vậy triệu chứng bệnh nấm mắt là gì?

Triệu chứng bệnh nấm mắt là gì?

Có nhiều loại nấm khác nhau ký sinh gây nên bệnh nấm mắt, trong đó có:

  • Màng nhầy: Một loại nấm men sinh sống trên da người hoặc trên màng nhầy bên trong cơ thể.
  • Fusarium: Một loại nấm sống trong môi trường đất hoặc trên biểu bì thực vật,
  • Aspergillus: Một loại nấm sống trong nhà hoặc ngoài trời.
Triệu chứng bệnh nấm mắt, cách điều trị và phòng ngừa 2HÌnh ảnh hiển vi nấm Fusarium gây bệnh nấm mắt.

Có hai loại viêm nhiễm thường gặp khi mắt bị nhiễm nấm, đó là:

  • Viêm giác mạc: Lớp giác mạc phía trước mắt bị viêm loét do nhiễm nấm.
  • Viêm nội nhãn: Là khi nấm xâm nhập vào bên trong mắt (phần thể thủy tinh hoặc dịch thủy) gây nhiễm trùng.

Bệnh nhân bị nhiễm nấm mắt có thể xuất hiện triệu chứng bệnh trong từ vài ngày đến vài tuần từ khi nấm xâm nhập vào mắt. Biểu hiện của bệnh tương tự như các chứng nhiễm trùng mắt khác (thường gây ra bởi vi khuẩn). Triệu chứng bệnh nấm mắt thường xuất hiện sau khi mắt bị tổn thương, khởi đầu lặng lẽ, tiến triển chậm và âm thầm, kích ứng ít và kéo dài. Bệnh nhân lạm dụng corticoid thì bệnh bùng phát dữ dội gây nên:

  • Đau mắt
  • Đỏ mắt
  • Mờ mắt
  • Nhức và rát mắt
  • Nhạy cảm với ánh sáng
  • Chảy nhiều dịch mắt

Khi soi mắt bị viêm loét do nấm thì sẽ thấy những ổ loét giác mạc hình tròn hoặc hình bầu dục có ranh giới rõ ràng, khô, đóng vảy và nổi gồ lên giác mạc. Xung quanh ổ loét mắt xuất hiện đám thẩm lậu trông như bông bên trong nhu mô.

Nếu có những dấu hiệu trên thì bệnh nhân nên đi thăm khám tại cơ sở y tế có chuyên khoa mắt để được chẩn đoán và điều trị đúng cách. Để chẩn đoán bệnh nấm mắt, bác sĩ sẽ kiểm tra mắt của bệnh nhân và lấy một mẫu mô hoặc dịch mắt nhỏ. Mẫu xét nghiệm được gửi đi để kiểm tra dưới kính hiển vi hoặc nuôi cấy. Phản ứng polymerase (PCR) và soi kính hiển vi được sử dụng như cách chẩn đoán nhanh. Tuy nhiên, phương pháp nuôi cấy mô luôn được xem là phương pháp chuẩn có độ chính xác cao khi chẩn đoán bệnh viêm loét do nấm mắt.

Cách điều trị bệnh nấm mắt hiệu quả

Khi phát hiện triệu chứng bệnh nấm mắt, thăm khám và chẩn đoán được bệnh thì cần phải có sự hợp tác tích cực giữa bệnh nhân và bác sĩ để điều trị bệnh dứt điểm. Tùy loại nấm mắt mắc phải, mức độ nghiêm trọng và bộ phận của mắt bị ảnh hưởng mà phương pháp điều trị khác nhau, bao gồm:

  • Sử dụng thuốc nhỏ mắt chống nấm
  • Uống thuốc chống nấm dạng viên nén hoặc tiêm tĩnh mạch
  • Tiêm thuốc chống nấm trực tiếp vào mắt
  • Điều trị phụ trợ bao gồm sử dụng kháng sinh chống viêm, giãn đồng tử bằng Atropin 0,5-1% hay nuôi dưỡng giác mạc sau khi ổ loét đã thoái lui.
  • Phẫu thuật mắt: nạo bề mặt giác mạc, nạo biểu mô giác mạc, gọt hay thậm chí là cấy giác giác mạc (tùy tình trạng và mức độ viêm nhiễm).

Tất cả bệnh về mắt liên quan đến nhiễm nấm mắt đều được điều trị bằng thuốc kháng nấm theo chỉ định của bác sĩ. Trong đó, Natamycin là thuốc nhỏ mắt kháng nấm hiệu quả với chứng viêm loét giác mạc gây ra bởi nấm Aspergillus và Fusarium. Tuy nhiên, nếu bị nhiễm nấm bên trong mắt thì có thể bác sĩ sẽ yêu cầu điều trị bằng amphotericin B, fluconazol hoặc voriconazole dạng uống, tiêm tĩnh mạch hoặc tiêm trực tiếp vào mắt.

Việc điều trị bệnh nấm mắt đòi hỏi sự tích cực và kiên trì của bệnh nhân. Điều quan trọng là cần nhanh chóng loại bỏ tác nhân gây bệnh, điều trị dạng bảo tồn để tránh những biến chứng như thủng giác mạc hay hoại tử mắt.

Làm cách nào để phòng ngừa bệnh?

Phòng bệnh hơn chữa bệnh, đừng chờ xuất hiện triệu chứng bệnh nấm mắt thì mới lo chữa trị. Thay vào đó, bạn cần phòng mắc bệnh nấm mắt bằng cách cẩn trọng tránh chấn thương mắt trong sinh hoạt và lao động. Khi đi đường thì bạn nên đeo kính để bảo vệ mắt.

Triệu chứng bệnh nấm mắt, cách điều trị và phòng ngừa 3Nên đeo kính bảo vệ mắt khi ra đường để phòng tránh bệnh nấm mắt.

Nếu không may, dị vật như bụi, hạt sạn hay hạt thóc vướng vào mắt thì không được dụi dẫn đến rách giác mạc. Thay vào đó, bạn nên rửa bằng nước sạch để chúng tự trôi đi. Nếu không hết thì cần đến ngay cơ sở y tế để thăm khám và điều trị nhé.

Ngoài ra, những người sử dụng kính áp tròng thì cần phải tuân thủ nghiêm ngặt việc vệ sinh và không sử dụng hàng không rõ xuất xứ để tránh nhiễm nấm mắt. Khi bị đau mắt thì không được tự ý mua thuốc về để tra vào mắt mà nên đến cơ sở y tế có chuyên khoa mắt để được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Trên đây là những triệu chứng bệnh nấm mắt, cách điều trị và phòng tránh bệnh. Nếu thấy bài viết hữu ích thì hãy chia sẻ cho bạn bè cùng đọc nhé!

Uyên

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Đỗ Viết Chung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, nhiều năm đảm nhiệm vị trí tư vấn dược phẩm và sức khỏe. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.