Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Quế là không chỉ là một gia vị trong chế biến thực phẩm mà còn là một vị thuốc chữa phong hàn hiệu quả. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về các vị thuốc tán phong hàn, ấm khí huyết từ quế. Cùng tìm hiểu ngay nhé!
Quế là một trong những loại dược liệu quý được sử dụng phổ biến ở cả Tây y và Đông y. Quế không chỉ có tác dụng cải thiện tuần hoàn máu, làm ấm cơ thể mà còn giúp cơ thể chống lại cái giá lạnh bằng khả năng tăng nhiệt độ cơ thể. Cùng tìm hiểu về các vị thuốc tán phong hàn, ấm khí huyết từ quế trong bài viết dưới đây nhé!
Quế là phần thu được từ lớp vỏ thân cành của một số loại thực vật thuộc chi Cinnamomum. Nó có vị cay, mùi thơm và thường được dùng như một vị thuốc hay gia vị trong chế biến thực phẩm.
Theo y học hiện đại, quế có chứa nguồn khoáng chất dồi dào như kali, canxi, sắt, mangan, magie, kẽm… Ngoài ra còn quế còn rất giàu vitamin A, chất xơ, chất chống oxy hóa, xit pantothenic và pyridoxine. Quế có khả năng làm giảm triệu chứng khó tiêu, đầy hơi, buồn nôn. Bên cạnh đó, lượng chất xơ dồi dào trong quế còn giúp hỗ trợ giảm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích.
Quế và những lợi ích sức khỏe tuyệt vời
Theo đó, chỉ cần uống dung dịch quế được pha từ 1/2 thìa cà phê quế pha với 1 thìa cà phê mật ong vào buổi sáng trong khoảng 1 tuần sẽ giúp làm giảm cơn đau khớp hiệu quả. Không những vậy, quế còn có tác dụng hỗ trợ cai thuốc lá hiệu quả và đơn giản, mỗi lần thèm thuốc lá chỉ cần lấy một mảnh quế chi và nhai trực tiếp hoặc uống trà quế để làm giảm cơn thèm thuốc. Tinh dầu quế còn có tính sát trùng tốt và quế còn mang đến giá trị hữu ích trong việc điều trị những hội chứng về chuyển hóa.
Theo y học cổ truyền, quế có vị cay hơi ngọt, tính ấm, vào 2 kinh can, thận. Các vị thuốc từ quế quan trọng là nhục quế, quế chi và quế tâm.
Quế chi là cành non phơi khô, có vị cay, tính nóng, có độc nhẹ, được quy vào 3 kinh phế tâm và bàng quang. Quế chi có công dụng phát tán phong hàn, trừ độc khí bên ngoài xâm nhập, thông kinh mạch, chữa cảm gió nhức đầu, đau nhức mình, đau nhức xương khớp.
Các vị thuốc tán phong hàn, ấm khí huyết từ quế chi
Ngoài ra, quế chi còn được dùng để khắc phục chứng đờm ẩm, khí huyết lưu thông kém ; các trường hợp bế kinh đau bụng, làm ấm thận hành thủy (thường dùng cho chức năng thận suy yếu, tiểu tiện bí tức). Một số bài thuốc chữa bệnh từ quế chi như:
Nhục quế có vị cay ngọt, tính nhiệt, có tác dụng rất tốt trong việc bổ mệnh môn hỏa, tán hàn, ôn tỳ, chỉ thống và làm ấm khí huyết. Ngoài ra, nhục quế còn có thể giúp hồi dương trong các trường hợp thận dương hư nhược, chân tay lạnh giá, co quắt. Thường được dùng cho những người bị đau bụng dữ dội do hàn nhập lý, tiết tả, nôn mửa nhờ khả năng giúp khử hàn giảm đau, thông kinh hoạt lạc.
Nhục quế còn có thể làm ấm thận hành thủy, thường được dùng trong trường hợp dương khí hư nhược, phù thũng tiểu tiện khó khăn, đặc biệt là phù nặng bàn chân. Một số bài thuốc hay trị bệnh từ nhục quế:
Nhục quế có tác dụng tán hàn, ôn tỳ, chỉ thống và làm ấm khí huyết
Quế sau khi gọt bỏ hết bì thô dày và lấy phần bên trong màu tía, có vị ngọt gọi là quế tâm. Đây là vị thuốc có tính ấm, vị ngọt, quy vào kinh tâm. Quế tâm có tác dụng giúp thông kinh, hành huyết, bổ âm dương, ôn bổ thận khí. Ngoài ra, còn giúp chữa chứng đau ở vùng thượng vị và tinh hoàn sưng đau.
Phụ nữ sau khi sinh xong khí huyết hư tổn, cảm hàn nhiệt sức khỏe yếu có thể sử dụng bài thuốc sau: 30gr can tất, 40gr hậu phác, 20gr đương quy, 40gr đại hoàng, 40gr đào nhân, 40gr huyền hồ sách, 30gr mẫu đơn bì, 40gr miết giáp, 20gr thược dược, 40gr quế tâm, 40gr tam lăng, 20gr tân lang, 30gr thanh bì, 20gr xích thược. Tất cả đem tán thành bột mịn, hoàn viên và ngày uống khoảng 8gr.
Trên đây là tổng hợp các vị thuốc tán phong hàn, ấm khí huyết từ quế. Hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích để hiểu thêm về công dụng của tuyệt vời của quế nhé!
Thủy Phan
(Nguồn: Tổng Hợp)
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...