Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Yếu tố nguy cơ là những yếu tố có thể tăng khả năng mắc một bệnh nào đó. Các loại ung thư khác nhau sẽ có những yếu tố nguy cơ khác nhau. Ví dụ, tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời là yếu tố nguy cơ của ung thư da, trong khi đó nhiễm HPV là một trong các yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, nếu có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ cũng không đồng nghĩa với việc bạn sẽ mắc bệnh.
Ung thư cổ tử cung là một trong những loại ung thư phổ biến ở phụ nữ, đặc biệt là ở những phụ nữ từ 30 tuổi trở lên, xếp thứ 7 trong số 10 loại ung thư thường gặp ở nữ giới. Theo số liệu từ Globocan năm 2018, ước tính mỗi ngày có khoảng 11 phụ nữ ở Việt Nam được chẩn đoán mắc mới và 7 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung. Chính vì vậy, việc nắm được các yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung cũng giúp bạn biết cách bảo vệ chính bản thân và gia đình. Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm hiểu chi tiết về vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.
Ung thư cổ tử cung xảy ra khi các tế bào trên cổ tử cung (nằm giữa âm đạo và tử cung) phát triển không bình thường. Thường thì bệnh phát triển mà không gây ra nhiều triệu chứng, do đó nhiều phụ nữ thậm chí không nhận ra mình đang mắc bệnh.
Thường thì ung thư cổ tử cung được phát hiện thông qua xét nghiệm tế bào cổ tử cung khi thăm khám phụ khoa. Nếu được phát hiện sớm, bệnh có thể được điều trị trước khi gây ra các vấn đề nghiêm trọng.
Virus HPV (Human Papillomavirus) là một trong những loại virus lây nhiễm qua đường tình dục, cũng là một trong những yếu tố nguy cơ lớn nhất đối với ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, còn có những yếu tố khác có thể đóng vai trò trong sự phát triển của căn bệnh này.
HPV là một bệnh nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục (STI). Có hơn 200 chủng virus HPV được biết đến hiện nay. Một số chủng HPV nguy cơ thấp thường gây ra mụn cóc trên miệng hoặc xung quanh bộ phận sinh dục và hậu môn. Tuy nhiên, các chủng HPV khác được coi là có nguy cơ cao và có thể gây ra ung thư cổ tử cung.
Trong số đó, HPV typ 16 và 18 được xem là liên quan nhiều nhất đến ung thư cổ tử cung. Những chủng này có khả năng xâm nhập vào các mô trong cổ tử cung và gây ra các thay đổi trong tế bào cổ tử cung, từ đó dần phát triển thành ung thư.
Tuy nhiên, không phải tất cả những người nhiễm HPV đều sẽ phát triển thành ung thư. Thực tế, hầu hết các trường hợp nhiễm HPV không gây ra triệu chứng và có thể tự biến mất (thường trong vòng 2 năm), điều này có nghĩa là người nhiễm có thể không nhận ra mình đã bị nhiễm.
Cách tốt nhất để giảm nguy cơ lây nhiễm HPV là quan hệ tình dục an toàn bằng cách sử dụng bao cao su. Ngoài ra, việc thực hiện xét nghiệm tế bào cổ tử cung định kỳ có thể giúp phát hiện sớm những thay đổi trong tế bào cổ tử cung do virus HPV gây ra.
Các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác cũng có thể tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung. Ví dụ, nhiễm virus HIV có thể gây suy giảm hệ miễn dịch, làm cho cơ thể khó chống lại ung thư cũng như các bệnh nhiễm trùng như HPV.
Ngoài ra, phụ nữ nhiễm chlamydia có nguy cơ cao hơn bị ung thư cổ tử cung. Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục do vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra, thường không gây ra triệu chứng.
Phụ nữ sử dụng thuốc tránh thai dạng phối hợp, chứa hai hormone Estrogen và Progestin trong 5 năm trở lên, có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn so với những phụ nữ chưa từng sử dụng thuốc tránh thai. Tuy nhiên, sau khi ngừng sử dụng thuốc tránh thai, nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung sẽ giảm đi.
Ngược lại, phụ nữ sử dụng phương pháp tránh thai bằng cách đặt dụng cụ tử cung có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung thấp hơn so với những phụ nữ chưa từng sử dụng phương pháp này. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng hiện chưa có đủ nhiều nghiên cứu để chứng minh rõ ràng điều này, do đó, việc tham khảo ý kiến của bác sĩ là rất quan trọng trước khi quyết định sử dụng phương pháp tránh thai này.
Một số yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung liên quan đến thói quen sống của bạn.
Do đó, việc thay đổi chế độ ăn uống và thói quen sống là cần thiết để giảm nguy cơ mắc bệnh của bạn.
Ngoài các yếu tố trên, còn có những yếu tố nguy cơ khác có thể góp phần vào việc phát triển ung thư cổ tử cung:
Ung thư cổ tử cung là một căn bệnh có thể được phòng ngừa.
Tiêm vắc xin để bảo vệ chống lại một số chủng HPV có nguy cơ cao gây ung thư cổ tử cung. Vắc xin này được khuyến nghị cho cả nam và nữ từ 11 đến 12 tuổi và cũng dành cho phụ nữ đến 45 tuổi và nam giới đến 21 tuổi nếu chưa được tiêm trước đó. Nếu bạn nằm trong độ tuổi này và chưa được tiêm phòng, hãy thảo luận với bác sĩ của mình về lịch trình tiêm phòng.
Hãy sử dụng bao cao su hoặc các phương pháp bảo vệ khác khi quan hệ tình dục.
Nếu bạn đang hút thuốc, hãy cố gắng cai hút.
Tầm soát ung thư cổ tử cung thường xuyên cũng rất quan trọng để giảm nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể:
Phụ nữ dưới 21 tuổi: Không cần tầm soát ung thư cổ tử cung.
Phụ nữ từ 21 đến 29 tuổi: Chỉ cần làm xét nghiệm Pap smear mỗi 3 năm một lần.
Phụ nữ từ 30 đến 65 tuổi: Có ba lựa chọn tầm soát, bao gồm:
Trên đây là toàn bộ thông tin Nhà thuốc Long Châu đã tổng hợp về ung thư cổ tử cung và các yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tủ cung mà phụ nữ cần biết. Hy vọng với những thông tin trên có thể giúp bạn phòng bệnh hiệu quả.
Xem thêm:
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.