Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Một số tình trạng sức khỏe, lối sống, tuổi tác và tiền sử gia đình có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Các yếu tố này có thể khiến bạn có nguy cơ cao mắc các bệnh tim mạch khác như đột quỵ, đau thắt tim, tiểu đường,... Dưới đây Nhà thuốc Long Châu cung cấp bạn các yếu tố nguy cơ tim mạch có thể xảy ra với bạn, từ đó giúp bạn tìm ra cách phòng ngừa hiệu quả.
Bệnh tim mạch là một thuật ngữ rộng dùng để mô tả tất cả các tình trạng ảnh hưởng đến tim và hệ tuần hoàn, bao gồm bệnh tim mạch vành, đột quỵ, đau tim và bệnh động mạch chủ. Các yếu tố nguy cơ tim mạch là những thói quen, hành vi, hoàn cảnh hoặc tình trạng cụ thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch của một người, bao gồm thiếu tập thể dục, ăn uống không lành mạnh, hút thuốc, tiểu đường, tuổi tác và tiền sử gia đình.
Các yếu tố nguy cơ tim mạch là những yếu tố liên quan trực tiếp đến sự gia tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Tùy vào tình trạng sức khỏe của mỗi người là khác nhau mà họ sẽ có một hoặc nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch. Các yếu tố này sẽ xuất hiện đi kèm chung với nhau khiến cho xác xuất mắc bệnh là rất cao.
Một số các yếu tố có thể kể đến chính là yếu tố không thể thay đổi như giới tính, gen di truyền hay những yếu tố có thể thay đổi như huyết áp, béo phì, tiều đường. Không phân biệt dù là ở độ tuổi nào bạn cũng sẽ có khả năng gặp phải các yếu tố nguy cơ tim mạch. Thường thì các yếu tố này thường dẫn đến nhồi máu cơ tim hay tai biến mạch máu não.
Các yếu tố nguy cơ tim mạch không thể thay đổi được hiểu là các yếu tố mà bạn không thể kiếm soát hay điều chỉnh bằng hành vi của mình. Như một số yếu tố sau đây:
Đối với người càng lớn tuổi thì nguy cơ xảy ra các vấn đề về tim mạch càng cao. Theo nghiên cứu hơn 80% người chết vì đột quỵ chủ yếu là đột quỵ tim mạch. Khi lớn tuổi, hệ miễn dịch suy giảm, khả năng trao đổi chất trong cơ thể yếu hơn từ đó gia tăng cơ thể dễ bị ảnh hưởng mới các tác nhân xấu ảnh hưởng đến chức năng của tim. Vậy nên, bạn cần chú ý hơn trong việc ăn uống, bổ sung các chất dinh dưỡng phù hợp để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Thông thường, nam giới sẽ có tỉ lệ mắc các bệnh tim mạch nhiều hơn nữ giới. Nhưng sau thời kỳ mãn kinh, tỉ lệ nữ giới mắc các bệnh về tim sẽ tăng lên, thậm chí còn cao hơn cả nam giới. Lý giải cho điều này, là khi mãn kinh etrogen có trong nữ giới sẽ bị giảm đi đáng kể đồng thời tăng triglyceride và LDL cholesterol, điều này có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch. Để cải thiện tình trạng này bạn cần duy trì hoạt động của cơ thể ở mức độ phù hợp, ngoài ra việc theo dõi tim mạch định kỳ sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tình trạng sức khỏe của mình.
Một trong số những yếu tố nguy cơ tim mạch có thể kể đến là tiền sử gia đình. Mặc dù là yếu tố không thể thay đổi được nhưng việc nhận biết các yếu tố di chuyền và chủ động phòng ngừa sẽ giúp bạn giảm thiểu các nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Đây là yếu tố hàng đầu gây nên tỉ lệ phần trăm người mắc các bệnh tim mạch cao nhất trên thế giới. Tại Việt Nam hơn một phần tư người trưởng thành mác các bệnh liên quan đến huyết áp. Trên thực tế khi áp lực ở động mạch tăng cao có thể gây nên những tổn thường trên tường động mạch. Tình trạng tắc nghẽn động mạch cũng gây nên các hiện tượng đau thắt ở vùng ngực và gây nhồi máu cơ tim. Ngoài việc điều chỉnh cuộc sống để cải thiện tình trạng này bạn có thể sử dụng một số loại thuốc giúp điều trị tăng huyết áp trong một số trường hợp nghiêm trọng.
Béo phì cũng là một trong số các yếu tố có thể gây nên những ảnh hưởng cho tim mạch. Béo phì được chia làm hai dạng chính, dạng 1 là mỡ thừa ở vùng bụng thường thấy ở nam giới, dạng 2 là mỡ ở mông và đùi thường gặp nhất ở nữ giới. Và khi mỡ trong cơ thể tăng lên, lượng lipid trong máu cũng trở nên bất thường tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tim mạch như bệnh mạch vành, đột quỵ.
Bệnh đái tháo đường là một trong số các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tim mạch. Do sự mất cân bằng đường huyết trong cơ thể và khả năng đáp ứng kém của insulin, từ đó gây nên tình trạng tăng huyết áp, xơ vữa động mạch, đe dọa nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Để giảm nguy cơ mắc tim mạch do đái tháo đường, bạn nên chú trọng trong việc kiểm soát lượng đường khi đưa vào cơ thể và duy trì cuộc sống lành mạnh. Thực hiện các kiểm tra sức khỏe thường xuyên để đảm bảo an toàn sức khỏe.
Có thể thấy những yếu tố nguy cơ tim mạch nào cũng có thể xảy ra với bạn. Để chủ động phòng ngừa bạn cần chú ý theo dõi những thay đổi của cơ thể, để kịp thời thăm khám và điều trị từ những chuyên gia.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.