Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách bấm huyệt chữa tê tay hiệu quả nên áp dụng

Ngày 26/11/2022
Kích thước chữ

Mặc dù không phải là căn bệnh nguy hiểm tới tính mạng nhưng tình trạng tê tay kéo dài có thể gây ra những cảm giác khó chịu cho người bệnh. Để cải thiện triệu chứng này, có khá nhiều biện pháp được áp dụng. Trong đó, rất nhiều người lựa chọn phương pháp bấm huyệt chữa tê tay vì không phải dùng thuốc, an toàn cho sức khỏe.

Vậy bấm huyệt chữa tê tay như thế nào để đạt hiệu quả tốt nhất, trong quá trình thực hiện, người bệnh cần lưu ý những gì? Hãy cùng chúng tôi đi tìm lời đáp cho những câu hỏi này trong bài viết ngay sau đây. 

Vì sao bấm huyệt có thể chữa tê tay?

Các chuyên gia y học khẳng định rằng, tê bàn tay đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó, lý do chủ yếu đó chính là sự chèn ép, phá hủy thần kinh chi phối cảm giác hoặc thiếu máu nuôi dưỡng. Với các nguyên nhân cơ học, tình trạng tê tay có thể được cải thiện sau một vài ngày nghỉ ngơi. Ngược lại, nếu bạn thường xuyên bị tê tay và kéo dài thì có thể cảnh báo triệu chứng của một số căn bệnh cụ thể. 

Thông qua quá trình thăm khám, dựa trên nguyên nhân và tình trạng của từng người, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. 

Cách bấm huyệt chữa tê tay hiệu quả nên áp dụng1 Tê tay là tình trạng thường gặp ở nhiều người

Một trong những cách chữa tê tay phổ biến đó chính là bấm huyệt. Sở dĩ, bấm huyệt có thể cải thiện cảm giác khó chịu, tê bì ở vùng tay bị chèn ép bởi: 

  • Khi các huyệt đạo được tác động sẽ kích thích endorphin – hormone nội sinh giảm đau, nhờ đó người bệnh sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, tăng cường sức chịu đựng,...
  • Cải thiện tốc độ tuần hoàn máu, tạo điều kiện thư giãn cho cơ gân, xương khớp, tăng khả năng vận động linh hoạt.
  • Cân bằng rối loạn tạng phủ,...

Cách bấm huyệt chữa tê tay

Việc thao tác bấm huyệt đúng có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình cải thiện các triệu chứng của tình trạng tê tay. Dưới đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn cách thực hiện bấm huyệt chữa tê tay hiệu quả. 

Các trường hợp chỉ định, chống chỉ định

Các chuyên gia cho rằng, hầu hết mọi trường hợp gặp tình trạng tê tay đều có thể áp dụng phương pháp bấm huyệt. Tuy nhiên, các đối tượng sau đây cần tham vấn ý kiến của bác sĩ trước khi tiến hành: 

  • Bệnh lý có chỉ định ngoại khoa như chèn ép tủy cổ, chấn thương nặng, tri giác không tỉnh táo, hoại tử chi…
  • Kèm theo các triệu chứng khác như sốt kéo dài, suy tim… xuất hiện các vùng lở loét trên da. 

Quy trình điều trị 

Quy trình điều trị sẽ được bác sĩ thăm khám và tư vấn cụ thể dựa trên tình trạng của mỗi người. Tốt nhất, khi gặp phải hiện tượng tê tay kéo dài, bạn nên đến các cơ sở y tế có chuyên môn để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nhìn chung, phương pháp bấm huyệt có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng của tê tay. Người bệnh cần kiên trì thực hiện trong thời gian dài, mỗi ngày khoảng 2 - 3 phút. Đồng thời kết hợp với phương pháp xoa bóp khoảng 30 phút/lần/ngày, liên tục trong 15 - 30 ngày để thấy sự chuyển biến rõ rệt. 

Một số huyệt chữa tê tay hiệu quả

Dưới đây là một số huyệt chữa tê tay mà bạn có thể tham khảo để thực hiện tại nhà. 

Vùng cổ – vai

Một số huyệt ở vùng cổ - vai:

  • Huyệt Giáp tích: Huyệt này nằm ở vùng cổ từ mỏm gai đốt sống cổ đo ra 0,5 thốn, dọc theo 2 bên cột sống.
  • Huyệt Phong trì: Nằm ở dưới đáy hộp sọ, chỗ lõm giữa bờ trong cơ ức đòn chũm và bờ ngoài cơ thang.
  • Huyệt Đại chùy: Nằm bên dưới mỏm gai đốt sống cổ C7.
  • Huyệt Kiên trinh: Được xác định từ đầu chỉ nếp nách phía sau đo thẳng lên khoảng 1 thốn.
  • Huyệt Kiên tỉnh: Là vị trí giao điểm của đường thẳng ngang qua đầu ngực với đường nối huyệt Đại chùy và nơi cao nhất của đầu ngoài xương đòn.
  • Huyệt Kiên ngung: Huyệt này nằm tại hõm phía trước ngoài khớp mỏm cùng – xương đòn. Bạn có thể xác định dễ dàng khi dang cánh tay ra. 
  • Huyệt Tý nhu: Huyệt này nằm ở đầu dưới cơ delta cánh tay. 

Vùng cẳng tay và cánh tay

Các huyệt ở vùng cẳng tay và cánh tay:

  • Huyệt Khúc trì: Khi gấp cẳng tay bạn sẽ thấy huyệt này nằm ở phía ngoài, cuối nếp gấp khuỷu tay.
  • Huyệt Xích trạch: Nằm ở bờ ngoài gân cơ nhị đầu, thấy khi gấp cẳng tay. 
  • Huyệt Thủ tam lý: Cách huyệt khúc trì đo xuống 2 thốn.
  • Huyệt Nội quan: Huyệt có vị trí từ nếp gấp cổ tay đo lên 2 thốn, nằm giữa khe gân cơ gan bàn tay bé và lớn.
  • Huyệt Ngoại quan: Nằm ở mặt ngoài cánh tay, từ nếp gấp cổ tay đo lên 2 thốn, giữa xương quay và xương trụ.
  • Huyệt Liệt khuyết: Huyệt này nằm ở phía ngoài xương quay, cách nếp cổ tay khoảng 1,5 thốn.

Cổ tay và bàn tay

Cách bấm huyệt chữa tê tay hiệu quả nên áp dụng2 Bấm huyệt chữa tê tay 

Các huyệt ở vùng cổ tay và bàn tay:

  • Huyệt Dương khê: Huyệt nằm trong hố tam giác, sát đầu mỏm trâm xương quay.
  • Huyệt Hợp cốc: Là chỗ nhô cao nhất trên bàn tay khi khép ngón cái và ngón trỏ, ở nơi cao nhất khi khép ngón trỏ và ngón cái với nhau.
  • Huyệt Bát tà: Đây là một nhóm huyệt đạo nằm ở giữa khe ngón tay, tiếp giáp vùng da gan và mu bàn tay.
  • A thị huyệt: Bất kỳ điểm nào bấm vào thấy đau, khó chịu chính là A thị huyệt. 

Lưu ý khi bấm huyệt chữa tê tay

Trong quá trình bấm huyệt chữa tê tay, người bệnh cần lưu ý một số vấn đề sau: 

  • Xác định chính xác vị trí của huyệt đạo và tác động với một lực vừa phải, từ từ. 
  • Có thể kết hợp thêm một số liệu pháp như chườm nóng, ngâm nước ấm, vận động nhẹ nhàng,... hỗ trợ thúc đẩy lưu thông máu, nhờ đó cải thiện các triệu chứng của tê tay. 
  • Nếu áp dụng bấm huyệt trong 1 thời gian mà không thấy dấu hiệu thuyên giảm, người bệnh nên đến các cơ sở chuyên môn để được thăm khám và điều trị bằng các phương pháp chuyên sâu.
  • Bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng, lành mạnh cho cơ thể như: Vitamin nhóm B và Magie như thịt, cá, hạt, bơ, sữa, rau xanh… Thực hiện lối sống, sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý. 
Cách bấm huyệt chữa tê tay hiệu quả nên áp dụng3 Nên bổ sung thêm thực phẩm giàu magie để cải thiện triệu chứng bệnh

Trên đây là cách bấm huyệt chữa tê tay và một số lưu ý khi áp dụng. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn sớm loại bỏ các triệu chứng khó chịu cho hiện tượng tê tay gây ra. 

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin