Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bị bỏng chủ yếu là do tai nạn sinh hoạt như nước sôi, thức ăn nóng (47 - 51%), tiếp đó là do bỏng lửa và dòng điện. Năm 2018, khoảng 70.000 người đã đến phòng cấp cứu vì bị bỏng do tiếp xúc. Khoảng một phần ba số bệnh nhân này là trẻ em dưới 5 tuổi.
Từ khi con người biết tạo ra lửa và dùng lửa (khoảng 500.000 năm trước Công nguyên) thì bỏng luôn là tai nạn song hành cùng với sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong việc chăm sóc và điều trị, nhưng tỷ lệ tử vong do bỏng vẫn còn cao, chiếm 5,3% nguyên nhân tử vong trên thế giới.
Có thể nói, nhiễm khuẩn bỏng là biến chứng nặng nhất của bệnh bỏng và là một trong những nguyên nhân chính gây tử vong ở bệnh nhân bỏng. Do đó công tác cấp cứu và điều trị nhiễm khuẩn trong bỏng giữ một vị trí quan trọng trong thành công của điều trị bỏng, đặc biết là bỏng sâu diện lớn. Bài viết sau sẽ thông tin đến quý độc giả về cách cấp cứu khi bị bỏng nước sôi.
Bỏng là tình trạng tổn thương mô tế bào do tác dụng trực tiếp của sức nóng, luồng điện, hóa chất và tia bức xạ. Năm 2004, thế giới có gần 11 triệu người bị bỏng lửa, trong đó nhiều nhất là tại Đông Nam Á (5.900.000) và châu Phi (1.700.000). Tỷ lệ tử vong do bỏng thay đổi theo từng vùng, quốc gia, nhóm tuổi và giới tính.
Tại Đông Nam Á, tỷ lệ tử vong liên quan đến bỏng lửa đặc biệt cao: 11,6 ca tử vong/100.000 dân/năm, tại Đông Địa Trung Hải là 6,4/100.000 dân, tại châu Phi là 5,8/100.000 dân, trong khi tại các nước có thu nhập cao thì thấp hơn khoảng 1,0/100.000 dân.
Về độ tuổi, tại các nước thu nhập thấp và trung bình, bỏng do lửa là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ sáu ở độ tuổi từ 5 - 14, đứng hàng thứ tám ở độ tuổi từ 15 - 29. Về giới tính, phụ nữ thường có nguy cơ cao hơn so với nam giới, đặc biệt là ở các nhóm tuổi trẻ.
Tại Việt Nam, trong một cuộc điều tra dịch tễ liên tục từ 2005 - 2009, kết quả cho thấy hàng năm số bệnh nhân bỏng trung bình chiếm khoảng 1% dân số cả nước và chỉ có 50% số bệnh nhân đƣợc điều trị tại các cơ sở y tế tuyến huyện trở lên, trong đó tỷ lệ nam giới bị bỏng cao hơn nữ giới (52% và 48%). Nguyên nhân gây bỏng chủ yếu là do tai nạn sinh hoạt như nước nóng, thức ăn nóng (47 - 51%), tiếp đó là bỏng lửa và dòng điện.
Mặt khác, với bỏng hàng loạt, nguyên nhân chính là do tai nạn lao động (66,27%), tác nhân bỏng thường gặp nhất là nhiệt khô (79,52%) và điện cao thế (13,25%), bệnh nhân là người lớn và nam giới chiếm đa số (92,31% và 74,85%) với nghề nghiệp chủ yếu là công nhân và nông dân.
Phân loại bỏng theo cấp độ:
Cấp độ một (nhẹ): Bỏng độ một thường dẫn đến đỏ và đau nhẹ.
Cấp độ hai (trung bình): Bỏng độ hai thường có màu đỏ tươi với bề ngoài ẩm ướt hoặc phồng rộp.
Ở cấp độ một và hai, các tổn thương của bỏng có thể tự lành được, nhờ quá trình tự biểu mô hóa: Từ lớp tế bào mầm ở bỏng thượng bì; hoặc từ các tế bào biểu mô còn lành của ống lông và gốc lông, của tuyến mồ hôi, tuyến chất nhờn ở bỏng trung bì. Thực ra, sẹo của bỏng trung bình thường xấu hơn da non trong bỏng thượng bì. Bởi vậy, tùy theo điều kiện cụ thể (vị trí tổn thương bỏng, cơ sở điều trị,…), vì mục đích thẩm mỹ người ta có thể tiến hành ghép da cho những trường hợp này.
Cấp độ ba (nặng):
Việc chẩn đoán giữa các cấp độ bỏng rất quan trọng, để dự kiến kế hoạch điều trị và tiên lượng bệnh. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần được khám đi khám lại nhiều lần, mới có thể xác định được chính xác độ sâu của vết bỏng.
Sơ cứu tại chỗ:
Mục đích trong cấp cứu bỏng nước sôi là làm giảm tổn thương tổ chức và hạn chế thấp nhất tiến triển của vết bỏng bằng sự hạn chế sinh ra các yếu tố trung gian gây viêm (inflammatory mediators).
Ngưng tiến triển bỏng: Loại bỏ nguyên nhân gây bỏng càng sớm càng tốt và đảm bảo môi trường xung quanh an toàn. Cởi bỏ quần áo và đồ trang sức gần vết bỏng. Nếu còn tác nhân gây bỏng, không lột bỏ quần áo, mà dùng kéo cắt tháo bỏ, không bóc quần áo dính vào vết bỏng, không làm vỡ các bóng nước, không bôi các thuốc khác. Đồng thời tiến hành cấp cứu toàn thân như khi có ngừng tuần hoàn, suy hô hấp do bỏng đường thở.
Làm lạnh vết thương bỏng:
Lưu ý:
Che phủ tạm thời vết bỏng bằng những vật liệu sạch (băng, gạc hay vải sạch):
Dùng thuốc mỡ kháng sinh bôi lên hoặc che quần áo lên vết bỏng để giữ ẩm. Không sử dụng các loại kem có thể gây nhiễm trùng lên vết bỏng. Băng ép nhẹ vết bỏng bằng gạc khô, vô trùng hoặc quần áo sạch để hạn chế sự hình thành nốt bỏng (tiến hành sớm và ép nhẹ vừa phải).
Phòng và chống shock bỏng:
Hãy gọi nhân viên y tế nếu bạn bị bỏng nước sôi nặng hoặc ảnh hưởng đến khả năng vận động hoặc cảm giác, nếu bị vết bỏng lớn hơn bàn tay hoặc nếu vết bỏng ảnh hưởng đến bàn chân, mặt, mắt hoặc cơ quan sinh dục.
Kiểm soát đường hô hấp và điều trị tổn thương do hít: Nếu bệnh nhân có khó thở do phù nề thanh – khí – phế quản có chỉ định đặt nội khí quản hoặc mở khí quản giúp bệnh nhân thở.
Tuần hoàn và hồi sức dịch
Điều trị đau
Bỏng nhẹ: Giảm đau không opioid
Bỏng nặng:
Thu Hà
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.