Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bỏng là tai nạn thường gặp trong cuộc sống, có thể xảy ra khi tiếp xúc với nước sôi, dầu nóng, hoặc ánh nắng mặt trời,... Vậy bị bỏng bôi gì để vết thương nhanh lành? Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp kiến thức về vấn đề này.
Việc xử lý vết bỏng đúng cách ngay từ đầu đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng và giảm thiểu nguy cơ để lại sẹo. Vậy bị bỏng bôi gì để nhanh lành? Trong bài viết sẽ chỉ ra các loại thuốc nên bôi và không nên bôi cho vết bỏng, cùng những lưu ý cần thiết để chăm sóc vết thương đúng cách.
Để biết được bị bỏng bôi gì thì trước hết cần biết quy trình sơ cứu khi bị bỏng. Việc sơ cứu này quan trọng bởi vì sẽ giúp nạn nhân tránh được nhiễm trùng nặng hơn hoặc các tổn thương nghiêm trọng hơn.
Dưới đây là quy trình sơ cứu và cấp cứu tổn thương bỏng nhiệt, theo từng bước:
Đảm bảo an toàn cho nạn nhân bằng cách đưa nạn nhân ra khỏi khu vực nguy hiểm, như nơi có lửa hoặc nước sôi. Đồng thời loại bỏ các tác nhân gây bỏng như lửa, chất nóng. Cẩn thận cởi bỏ quần áo, nữ trang,... trừ trường hợp vải dính chặt vào da.
Rửa và ngâm vết bỏng vào nước sạch ngay lập tức trong 15 - 45 phút. Lưu ý là không dùng đá lạnh để ngâm vết bỏng, chỉ sử dụng nước mát
Dùng gạc sạch hoặc vải mềm để che vết thương sau khi đã rửa sạch. Đồng thời tránh bôi các chất như kem đánh răng hay nước mắm lên vết bỏng.
Cho nạn nhân uống nước hoặc thuốc bù điện giải. Đồng thời cần giữ ấm cho nạn nhân, ngoại trừ khu vực bị bỏng.
Nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu. Chú ý tư thế đặt nạn nhân nằm nghiêng hoặc ngồi nửa nằm nếu nghi ngờ bỏng hô hấp.
Khi vết bỏng bị nhiễm khuẩn sẽ xuất hiện mủ và làm chậm quá trình tái tạo, việc hồi phục mô da trở nên khó khăn hơn. Nếu vết bỏng không lành trong vòng 1 tháng, có nguy cơ cao để lại sẹo lớn và không đều màu. Vì vậy, thuốc bôi giúp vết bỏng nhanh lành thường có tác dụng chống nhiễm khuẩn và kích thích sự tái tạo tế bào da.
Thuốc mỡ kháng sinh thường được sử dụng cho các vết bỏng chứa hoạt chất Bacitracin hoặc Neosporin. Những hoạt chất này có tác dụng diệt khuẩn, ngăn chặn nhiễm trùng khi các vết phồng rộp bị vỡ ra. Sau khi thoa lên vùng bỏng, việc che phủ bằng băng gạc sạch sẽ giúp tăng hiệu quả bảo vệ.
Tuy nhiên, việc sử dụng quá mức thuốc kháng sinh bôi ngoài da có thể gây tình trạng kháng thuốc. Vì vậy, không nên sử dụng thuốc kháng sinh liên tục quá 1 tuần nếu không có sự chỉ định từ bác sĩ.
Thuốc mỡ kháng sinh chỉ nên được sử dụng trong các trường hợp bỏng nhẹ. Đối với phụ nữ mang thai hoặc những người bị bỏng nặng, bác sĩ thường sẽ đưa ra các phương pháp điều trị khác phù hợp hơn.
Kem bạc sulfadiazin được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng sau khi bệnh nhân đã được giảm đau hoặc thực hiện các biện pháp ghép da. Ưu điểm của loại kem này là có thể áp dụng cho vết bỏng nặng, cấp độ 3. Tuy nhiên, loại kem này có những giới hạn nhất định về đối tượng sử dụng.
Một số trường hợp không nên dùng bạc sulfadiazin bao gồm:
Vaseline không phải là thuốc điều trị bỏng nhưng vẫn được sử dụng trong trường hợp bị bỏng. Nguyên nhân là vaseline có tác dụng làm mềm, làm ẩm vết thương đang háo ẩm. Thông thường vaseline có trong các sản phẩm băng gạc, khi sử dụng lên vết thương sẽ không dính chặt vào vết thương, không gây đau, gây nứt da.
Các sản phẩm trên là câu trả lời cho câu hỏi: Bị bỏng bôi gì? Vậy cần tránh không nên bôi gì lên da khi bị bỏng? Theo quan niệm dân gian có những sai lầm khi dùng những thứ sau đây bôi lên da trị bỏng:
Một trong những cách chữa bỏng phổ biến từ dân gian là bôi kem đánh răng. Tuy nhiên, việc sử dụng kem đánh răng không hề có cơ sở khoa học và không giúp làm dịu vết bỏng. Ngược lại, do không đảm bảo vô trùng, kem đánh răng có thể gây kích ứng da và tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, dẫn đến nhiễm trùng và làm chậm quá trình lành.
Mặc dù dầu dừa nổi tiếng với khả năng dưỡng ẩm và chứa nhiều vitamin E, nhưng lại có đặc tính giữ nhiệt. Khi bôi dầu dừa lên vết bỏng, nó có thể khiến da bị nóng rát thêm, gây khó chịu. Vì vậy, dầu dừa không phù hợp để xử lý ngay sau khi bị bỏng, đặc biệt trong giai đoạn đầu của vết thương.
Khi còn chưa biết bị bỏng bôi gì thì bôi nước mắm là phương pháp cần tránh ngay. Nước mắm là một trong những phương pháp dân gian khác được nhiều người áp dụng, nhưng lại có nguy cơ gây nhiễm khuẩn cao khi bôi lên vết bỏng. Không chỉ vậy, nước mắm có mùi hôi làm cho vết thương sẽ có mùi khó chịu. Ngoài ra nước mắm cũng giàu protein, đây có thể là điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Mỡ trăn là sản phẩm từ động vật, do đó có khả năng chứa vi khuẩn và không vô trùng. Đặc biệt, nếu thoa mỡ trăn lên những vết bỏng đã bị phồng rộp và vỡ, có thể dẫn đến nhiễm trùng nặng hoặc thậm chí là hoại tử mô.
Như vậy nhìn chung là các phương pháp dân gian không có cơ sở khoa học, chưa được chứng minh tính hiệu quả. Điều quan trọng của việc chăm sóc vết thương bị bỏng là sự vô trùng để tránh nhiễm khuẩn và hoại tử mô. Các vết bỏng cần được bác sĩ xử lý đúng cách để có thể hồi phục nhanh hơn, giảm đau đớn cho người bệnh.
Bài viết trên đã giải quyết được vấn đề: Bị bỏng bôi gì và không nên bôi gì để vết thương nhanh lành? Việc xử lý và chăm sóc vết bỏng đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng để ngăn ngừa nhiễm trùng và giúp tăng khả năng hồi phục. Hãy luôn ưu tiên sử dụng các sản phẩm an toàn và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe và đẩy nhanh quá trình phục hồi sau bỏng.
Xem thêm: Bỏng độ 3 bao lâu thì khỏi? Cách xử trí và phòng ngừa
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.