Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Giải đáp thắc mắc: Bị bỏng bôi Vaseline được không?

Ngày 27/10/2024
Kích thước chữ

Bị bỏng là một tai nạn dễ gặp phải trong cuộc sống hàng ngày. Vết bỏng nếu không được xử lý đúng cách không chỉ đau rát mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm. Nhiều người bị bỏng bôi Vaseline. Vậy phương pháp nà có thực sự hiệu quả và an toàn?

Bỏng da là một tổn thương da gây đau rát và có thể để lại sẹo. Vaseline là một loại sáp dưỡng da khá phổ biến có tác dụng dưỡng ẩm, làm dịu da. Vì thế, nhiều người dùng Vaseline để bôi lên vết bỏng. Nhưng liệu bị bỏng bôi Vaseline có được không? Bài viết này sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc đó và hướng dẫn cách xử lý khi bị bỏng.

Lợi ích của việc bôi Vaseline khi bị bỏng nhẹ

Vaseline là một loại sản phẩm chăm sóc da được làm từ dầu khoáng (petroleum jelly). Nó có dạng sệt, không màu, không mùi và được biết đến với khả năng tạo ra một lớp màng bảo vệ trên da, giúp giữ ẩm và ngăn ngừa mất nước. Việc bôi Vaseline khi bị bỏng nhẹ có thể hỗ trợ cho quá trình hồi phục của da.

Khi da bị bỏng, việc bảo vệ vết thương khỏi các tác nhân bên ngoài là rất quan trọng để tránh tình trạng viêm nhiễm. Vaseline tạo ra một hàng rào bảo vệ mỏng trên bề mặt vết bỏng, giúp ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập và từ đó giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng.

Sáp dưỡng ẩm Vaseline còn giữ ẩm cho da, giúp da duy trì độ ẩm cần thiết. Điều này rất quan trọng vì vết bỏng có thể khiến da khô và gây khó chịu cho người bệnh. Việc giữ ẩm không chỉ giúp da trở nên mềm mại mà còn hỗ trợ quá trình lành thương diễn ra nhanh chóng.

Giải đáp thắc mắc: Bị bỏng bôi Vaseline được không 1
Khi bị bỏng bôi Vaseline hỗ trợ phục hồi da với điều kiện bỏng nhẹ

Cảm giác đau rát thường là một trong những triệu chứng khó chịu nhất khi bị bỏng và Vaseline có thể giúp giảm thiểu cảm giác này bằng cách làm dịu da. Lớp màng ẩm Vaseline sẽ tạo môi trường thuận lợi cho quá trình tái tạo da, giúp da phục hồi nhanh chóng hơn.

Những lưu ý khi sử dụng Vaseline cho vết bỏng

Khi bị bỏng bôi Vaseline, có một số lưu ý để đảm bảo hiệu quả và an toàn như:

  • Vaseline chỉ nên được áp dụng cho các vết bỏng nhẹ, cụ thể là các vết bỏng độ I và II, không có bóng nước hoặc loét. Cần lưu ý không bôi Vaseline lên các vết bỏng sâu hoặc rộng. Những vết thương này có thể yêu cầu phương pháp điều trị y tế chuyên nghiệp. Bạn cũng không nên bôi Vaseline lên vùng da bị bỏng phồng rộp vì có thể làm vỡ bóng nước, tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây đau đớn thêm cho người bệnh.
  • Việc vệ sinh vết thương trước khi bôi Vaseline là rất quan trọng. Bạn nên rửa sạch vết bỏng bằng nước sạch và thấm khô nhẹ nhàng trước khi bôi Vaseline. Việc này không chỉ giúp loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn mà còn tạo điều kiện cho Vaseline thẩm thấu tốt hơn vào da.
Giải đáp thắc mắc: Bị bỏng bôi Vaseline được không 2
Không phải lúc nào cũng nên bôi Vaseline lên vết bỏng

Trường hợp bị bỏng không nên bôi Vaseline

Khi điều trị vết bỏng, không phải lúc nào cũng nên sử dụng Vaseline. Có một số trường hợp bôi Vaseline có thể gây hại cho quá trình hồi phục da như:

  • Với các vết bỏng do hóa chất, việc sử dụng Vaseline có thể làm tăng khả năng hấp thụ hóa chất vào da, dẫn đến tổn thương sâu hơn và nghiêm trọng hơn. Hóa chất có thể phản ứng với Vaseline, tạo ra tình trạng khó chịu và kéo dài thời gian chữa lành.
  • Vết bỏng do điện thường là những vết bỏng nặng và có thể gây ra tổn thương sâu. Việc bôi Vaseline lên các vết bỏng này không chỉ không có lợi mà còn có thể cản trở quá trình chẩn đoán và điều trị y tế. Những vết bỏng do điện thường yêu cầu sự chăm sóc y tế ngay lập tức để giảm thiểu các biến chứng.
  • Bị bỏng bôi Vaseline không áp dụng cho trường hợp vết bỏng đã bị nhiễm trùng. Khi đó, Vaseline có thể tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, khiến nhiễm trùng thêm nặng và khó điều trị.
Giải đáp thắc mắc: Bị bỏng bôi Vaseline được không 3
Nhiều trường hợp bôi Vaseline lên vết bỏng hại nhiều hơn lợi

Bôi gì và không nên bôi gì khi bị bỏng?

Ngoài thắc mắc bị bỏng bôi Vaseline được không, có lẽ nhiều người cùng muốn biết bị bỏng bôi gì​ và không nên bôi gì. Điều này rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến quá trình lành thương của vết bỏng.

Bị bỏng nhẹ không có vết thương hở có thể bôi gì​?

  • Nước lạnh: Làm mát vết bỏng ngay lập tức bằng nước lạnh sạch trong khoảng 15 - 20 phút sẽ giúp giảm đau, giảm sưng và hạn chế tổn thương mô.
  • Gel lô hội (nha đam): Lô hội có tác dụng làm dịu da, giảm viêm và thúc đẩy quá trình lành thương.
  • Kem hoặc thuốc mỡ kháng sinh: Nếu vết bỏng có dấu hiệu nhiễm trùng như đỏ, sưng, nóng, đau nhức, bạn nên sử dụng kem hoặc thuốc mỡ kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ.
  • Kem trị bỏng chuyên dụng là lựa chọn tốt nhất hiệu quả. Những sản phẩm này thường chứa các thành phần làm dịu da, kháng viêm và thúc đẩy quá trình lành thương nhanh chóng, giúp giảm thiểu cơn đau và khó chịu mà vết bỏng gây ra.

Bị bỏng không nên bôi gì?

  • Bơ, mỡ động vật, lòng trắng trứng: Những chất này có thể làm bít kín vết thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây nhiễm trùng.
  • Rượu, cồn: Các chất này có thể làm bỏng da nặng hơn và gây kích ứng.
  • Đánh răng: Có thể gây nhiễm trùng và làm chậm quá trình lành thương.
  • Tự ý bôi các loại thuốc không rõ nguồn gốc: Thuốc không rõ nguồn gốc có thể gây kích ứng da và làm tình trạng bỏng trở nên nghiêm trọng hơn.
Giải đáp thắc mắc: Bị bỏng bôi Vaseline được không 4
Có nhiều loại kem trị bỏng chuyên dụng có thể bôi khi bỏng nhẹ

Bị bỏng khi nào cần đến bệnh viện?

Dưới đây là một số trường hợp bạn nên đến bệnh viện ngay lập tức:

  • Bỏng diện tích lớn: Nếu vết bỏng bao phủ một diện tích lớn hơn một bàn tay của nạn nhân, bạn nên đưa họ đến bệnh viện ngay lập tức.
  • Bỏng độ sâu: Bỏng độ sâu thường gây tổn thương sâu vào da, có thể để lại sẹo và ảnh hưởng đến chức năng. Các dấu hiệu của bỏng độ sâu bao gồm: Da bị phồng rộp nghiêm trọng, da bị trắng hoặc đen, không còn cảm giác, bỏng gây ra đau đớn dữ dội.
  • Bỏng ở các vị trí đặc biệt: Bỏng ở mặt, tay, chân, bộ phận sinh dục hoặc khớp có thể gây ra biến chứng nghiêm trọng và cần được chăm sóc y tế chuyên nghiệp.
  • Bỏng do hóa chất, điện hoặc bỏng sâu: Những loại bỏng này thường gây tổn thương nghiêm trọng và cần được điều trị đặc biệt.
  • Bỏng kèm theo các triệu chứng khác: Nếu vết bỏng kèm theo các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, chóng mặt, khó thở, bạn cần đến bệnh viện ngay lập tức.

Bị bỏng bôi Vaseline được không? Vaseline có thể là một lựa chọn hữu ích để làm dịu và bảo vệ vết bỏng nhẹ, không nghiêm trọng. Tuy nhiên, nó không phù hợp trong trường hợp bỏng nặng, có bọng nước và vết thương hở. Với những vết bỏng nghiêm trọng, bạn cần đến cơ sở y tế để được chăm sóc, điều trị đúng cách để tránh di chứng của bỏng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin