Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Vết bỏng bị nhiễm trùng: Biểu hiện và cách điều trị

Ngày 19/10/2024
Kích thước chữ

Vết bỏng bị nhiễm trùng thường là do lớp da bị tổn thương, hệ miễn dịch suy yếu tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tấn công. Vậy vết bỏng bị nhiễm trùng có biểu hiện như thế nào và điều trị ra sao? Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ giải đáp rõ ràng cho bạn.

Một trong những rủi ro lớn nhất sau khi bị bỏng là tình trạng nhiễm trùng vết bỏng, do vi khuẩn xâm nhập vào vùng da bị tổn thương, gây viêm nhiễm. Bài viết này sẽ cung cấp thông tin chi tiết về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết, và phương pháp điều trị vết bỏng bị nhiễm trùng, giúp bạn hiểu rõ và phòng ngừa hiệu quả.

Biểu hiện vết bỏng bị nhiễm trùng

Những dấu hiệu của vết bỏng bị nhiễm trùng rất đa dạng và có thể xuất hiện theo nhiều mức độ khác nhau, bao gồm:

  • Thay đổi độ dày của vết bỏng: Một vết bỏng dày từng phần có thể chuyển thành dày toàn bộ khi nhiễm khuẩn xảy ra.
  • Biến đổi màu sắc: Vết thương có thể chuyển sang màu nâu tối hoặc đen, xuất hiện màu đỏ hoặc phù nề tại bờ vết thương, hoặc mô hoại tử có thể tách ra khỏi mô dưới da một cách bất thường.
  • Mô hoại tử mới: Sự xuất hiện đột ngột của mô hoại tử mới hoặc màu xanh ở vết thương, lớp mỡ dưới da hoặc vùng hoại tử xa có thể là dấu hiệu của nhiễm khuẩn Pseudomonas aeruginosa.
  • Biến đổi toàn thân: Thân nhiệt có thể thay đổi, giảm huyết áp, tim đập nhanh, giảm bạch cầu trung tính, tiểu cầu, và suy thận là các biểu hiện của nhiễm khuẩn vết bỏng và sự lan rộng của tổn thương. Tuy nhiên, cần phân biệt với các triệu chứng do rối loạn chuyển hóa do bỏng nặng.
Vết bỏng bị nhiễm trùng: Biểu hiện và cách điều trị 2
Vết bỏng làm cho da bị tổn thương, mất hàng rào bảo vệ

Trong xét nghiệm sinh thiết vết bỏng, nếu có trên 105 vi khuẩn trên 1g mô, có thể xác định tình trạng nhiễm khuẩn xâm lấn nghiêm trọng và nguy cơ nhiễm khuẩn máu cao. Ngoài nhiễm khuẩn vết bỏng, người bị bỏng cũng có nguy cơ mắc các loại nhiễm khuẩn khác như viêm phổi, viêm màng trong tim, viêm đường tiểu, viêm sụn, đặc biệt là ở tai và trong ổ bụng do sự ức chế miễn dịch hoặc do các thủ thuật y tế.

Vết bỏng bị nhiễm trùng có nguy hiểm không?

Khi bị bỏng, lớp da là hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể, bị phá vỡ, tạo điều kiện cho vi khuẩn từ môi trường bên ngoài dễ dàng xâm nhập vào vết thương. Tại vị trí bỏng, mô hoại tử hình thành nhanh chóng, trở thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, gây ra tình trạng nhiễm trùng. Vi khuẩn có thể tấn công ngay dưới lớp vảy của vết bỏng hoặc lan ra toàn thân, gây tổn thương trên diện rộng và làm phức tạp quá trình điều trị.

Vết bỏng bị nhiễm trùng: Biểu hiện và cách điều trị 3
Các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng nguy hiểm hiện nay là Streptococcus và Staphylococcus

Các vi khuẩn như Streptococcus và Staphylococcus là nguyên nhân chính gây vết bỏng bị nhiễm trùng từ trước thời kỳ có kháng sinh, và hiện vẫn là mối nguy trong điều trị. Ngoài ra, các tác nhân khác như Pseudomonas aeruginosa, nấm Candida albicans, Aspergillus spp, và virus herpes simplex cũng góp phần vào việc làm tăng nguy cơ nhiễm trùng nghiêm trọng.

Đặc biệt, những vết bỏng có diện tích lớn không chỉ gây tổn thương bề mặt da mà còn làm suy yếu hệ miễn dịch của cơ thể, làm giảm khả năng tự vệ trước sự xâm nhập của vi khuẩn, vi nấm. Khi hệ miễn dịch suy giảm, các tế bào T bị giảm số lượng và suy yếu chức năng, trong khi các tế bào ức chế lại tăng lên. Từ đó làm cho quá trình hồi phục càng khó khăn hơn.

Đồng thời, sự gia tăng tính thấm của ruột đối với vi khuẩn và nội độc tố có thể gây rối loạn miễn dịch toàn thân. Từ đó dẫn đến việc người bệnh không chỉ phải đối phó với nhiễm khuẩn tại chỗ mà còn có nguy cơ nhiễm trùng lan rộng.

Do đó, việc chăm sóc và xử lý vết bỏng bị nhiễm trùng cần được thực hiện kịp thời và chính xác để tránh những biến chứng nghiêm trọng đe dọa sức khỏe người bệnh. Vì vậy, khi nhận thấy các dấu hiệu như sưng, đỏ, đau, sốt hoặc có mùi hôi tại vết thương, người bệnh cần được thăm khám và điều trị kịp thời để không xảy ra những biến chứng nguy hiểm.

Điều trị vết bỏng bị nhiễm trùng

Trong quá trình điều trị vết bỏng, mục tiêu chính là nhanh chóng khâu và làm lành vết thương, ngăn ngừa nhiễm trùng và đẩy nhanh quá trình phục hồi. Một phương pháp quan trọng là cắt lọc sớm những mô bị hoại tử, làm giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn và chuẩn bị tốt cho quá trình ghép da hoặc sử dụng da thay thế. Từ đó cải thiện đáng kể tỷ lệ sống sót ở những bệnh nhân bị bỏng nặng.

Vết bỏng bị nhiễm trùng: Biểu hiện và cách điều trị 5
Vết bỏng bị nhiễm trùng có thể cần xét nghiệm để tìm tác nhân gây bệnh

Kháng sinh tại chỗ cũng đóng vai trò thiết yếu trong việc kiểm soát nhiễm khuẩn. Các loại thuốc như sulfadiazine, mafenid acetat và nitrat bạc được sử dụng phổ biến để giảm số lượng vi khuẩn tại vết thương, hạn chế nguy cơ nhiễm trùng lan rộng. Đặc biệt, khi nhiễm khuẩn đã xâm nhập sâu vào vết bỏng, thuốc mỡ mafenid acetat được ưu tiên để điều trị tại chỗ.

Thêm nữa là phương pháp sử dụng kháng sinh nhỏ giọt trực tiếp vào dưới lớp mô hoại tử, chẳng hạn như piperacillin, cũng mang lại hiệu quả cao, giúp kháng sinh thâm nhập sâu vào các tổ chức của vết thương. Trong trường hợp chưa có kết quả kháng sinh đồ, các loại kháng sinh phổ rộng như oxacillin, mezlocillin, gentamicin, hay ciprofloxacin được sử dụng để tiêu diệt các mầm bệnh thường gặp.

Tuy nhiên, việc dùng kháng sinh dự phòng mà không có chỉ định rõ ràng không chỉ không mang lại hiệu quả trong điều trị mà còn làm gia tăng nguy cơ kháng thuốc của vi khuẩn. Kháng sinh dự phòng chỉ nên được sử dụng vào thời điểm thực hiện các thủ thuật như cắt lọc mô hoại tử hoặc cấy ghép da nhằm ngăn ngừa nhiễm khuẩn huyết.

Ngoài ra, việc tiêm phòng uốn ván là điều bắt buộc đối với tất cả bệnh nhân bị bỏng để ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm do vi khuẩn uốn ván gây ra. Việc điều trị và quản lý kháng sinh cần tuân thủ đúng theo hướng dẫn kháng sinh đồ để đạt hiệu quả tối ưu và bảo vệ người bệnh khỏi các biến chứng nguy hiểm.

Như vậy tóm lại việc điều trị kịp thời với phương pháp cắt lọc mô hoại tử, sử dụng kháng sinh tại chỗ và toàn thân đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn ngừa nhiễm trùng lan rộng, đẩy nhanh quá trình hồi phục. Để đảm bảo điều trị hiệu quả, bệnh nhân cần được theo dõi và quản lý y tế chặt chẽ nhằm giảm thiểu tỷ lệ tử vong và các biến chứng do nhiễm trùng vết bỏng gây ra.

Vết bỏng bị nhiễm trùng: Biểu hiện và cách điều trị 4
Để tránh nhiễm trùng vết bỏng thì cần giữ vết thương luôn sạch và khô

Như vậy bài viết trên đã cung cấp các thông tin về biểu hiện và cách điều trị vết bỏng bị nhiễm trùng. Vì vậy, hãy luôn theo dõi kỹ các dấu hiệu bất thường như đổi màu vết thương, sốt, hoặc sưng viêm. Đừng chủ quan trước những vết thương do bỏng, hãy luôn tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin