Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Cách xử lý và chăm sóc khi bị bỏng nước sôi

Ngày 16/10/2024
Kích thước chữ

Bỏng nước sôi là một trong những chấn thương phổ biến và nghiêm trọng, thường gặp trong cuộc sống hàng ngày, đặc biệt là trong các hoạt động nấu ăn, sinh hoạt và công việc. Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ cho bạn cách xử lý và chăm sóc khi bị bỏng nước sôi.

Với mức độ tổn thương có thể dao động từ nhẹ đến nặng, bỏng nước sôi không chỉ gây đau đớn mà còn gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được xử lý kịp thời và đúng cách. Trong bài viết này sẽ cùng tìm hiểu về cách sơ cứu và điều trị hiệu quả cho tình trạng bỏng nước sôi, giúp bạn trang bị kiến thức cần thiết để bảo vệ sức khỏe bản thân và người thân trong những tình huống khẩn cấp.

Xác định mức độ nghiêm trọng của vết bỏng nước sôi

Một điều cần lưu ý là bỏng do mọi nguyên nhân ở mức độ nghiêm trọng cần được chăm sóc y tế càng sớm càng tốt, ngay cả khi đã đánh giá ban đầu. Sau đây là cách có thể xác định mức độ nghiêm trọng của bỏng nước sôi:

Bỏng cấp độ 1

Đây là loại bỏng ít nghiêm trọng nhất, chỉ ảnh hưởng đến lớp bề mặt của lớp biểu bì da và thường gây đỏ, đau nhẹ. Bỏng cấp độ 1 thường tự lành trong vòng một tuần và không để lại sẹo.

Bỏng cấp độ 2

Bỏng cấp độ 2 nghiêm trọng hơn bỏng cấp độ 1 vì ảnh hưởng đến cả lớp biểu bì và lớp hạ bì bên dưới. Bỏng độ 2 xuất hiện dưới dạng mụn nước, đau dữ dội, da có màu đỏ hoặc trắng có thể trông giống như các mảng ướt. Những vết bỏng này thường để lại sẹo và cần được điều trị y tế chuyên nghiệp.

Bỏng cấp độ 3

Bỏng cấp độ 3 là loại nghiêm trọng nhất bởi vì làm tổn thương tất cả các lớp da và mô bên dưới. Khu vực bị ảnh hưởng có thể trông như bị cháy xém hoặc trắng bệch. Trường hợp này cần phải được chăm sóc y tế ngay lập tức vì có thể dẫn đến các biến chứng rất nghiêm trọng như nhiễm trùng hoặc tổn thương thần kinh.

Bỏng cấp độ 4

Bỏng cấp độ 4, không phổ biến, xuyên qua da, cũng ảnh hưởng đến cơ, gân và thậm chí cả xương. Khu vực bị bỏng có thể bị đen và cháy xém. Những vết bỏng này đe dọa đến tính mạng và cần được cấp cứu y tế khẩn cấp.

Cách xử lý và chăm sóc khi bị bỏng nước sôi 2
3 Cấp độ bỏng phổ biến có thể xảy ra ở mọi trường hợp

Xử lý bỏng nước sôi

Biết cách xử lý vết thương do bỏng nước sôi có thể giúp nạn nhân tránh được các biến chứng về sau. Các bước xử lý bỏng nước sôi như sau:

  • Làm mát vết bỏng: Ngay khi xảy ra sự việc hãy xả nước mát nhưng vào vùng bị bỏng trong khoảng mười đến hai mươi phút. Tránh dùng nước đá hoặc nước đá lạnh vì có thể gây tổn thương do tình trạng bỏng lạnh.
  • Cởi bỏ quần áo và đồ trang sức: Cởi bỏ cẩn thận hoặc tháo bỏ mọi đồ trang sức nào gần vùng bị bỏng. Nếu có bất kỳ thứ gì dính vào da, không nên cố tự tháo ra, đến cơ sở y tế để được xử lý kịp thời.
  • Che vết bỏng: Che vết bỏng bằng băng không dính hoặc vải sạch. Như vậy sẽ giúp bảo vệ vết bỏng khỏi vi khuẩn, bụi bẩn, giảm thiểu khả năng nhiễm trùng.
  • Giảm đau và sưng: Sử dụng thuốc giảm đau và thuốc chống viêm loại không kê đơn để giảm khó chịu và giảm sưng.
  • Đến bệnh viện ngay lập tức nếu cần: Các trường hợp cần đến bệnh viện ngay lập tức như: Vết thương sâu hoặc có  đường kính hơn 3 inch, hoặc vết thương ở mặt, tay, chân, vùng bẹn, mông, vùng sinh dục hoặc khớp lớn. Ngoài ra, nếu có các dấu hiệu nhiễm trùng như đau càng tăng, đỏ da, sốt, sưng hoặc rỉ dịch, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức.
Cách xử lý và chăm sóc khi bị bỏng nước sôi 3
Rửa sạch vết bỏng dưới vòi nước chảy để làm dịu da

Biến chứng của bỏng nước sôi

Bỏng nước sôi là một loại chấn thương nghiêm trọng, có khả năng phá hủy các mô và tế bào, dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như mất nước, sốc nhiệt, và nhiễm trùng. Trong một số trường hợp nghiêm trọng, bỏng nước sôi còn có thể gây thương tật vĩnh viễn, thậm chí tử vong.

Tuy nhiên, không phải mọi trường hợp bỏng nước sôi đều nguy hiểm như nhau, mức độ tổn thương sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau: Nhiệt độ của nước, thời gian tiếp xúc với da, diện tích da bị ảnh hưởng, vị trí vết bỏng, sơ cứu ban đầu.

Một số biến chứng toàn thân có thể gây ra bởi bỏng nước sôi và các loại bỏng do nguyên nhân khác như:

Giảm thể tích

Tình trạng mất dịch nghiêm trọng từ vết bỏng sâu hoặc bỏng diện tích lớn có thể gây sốc do giảm tưới máu mô. Dịch từ mô kẽ chảy vào tế bào gây phù toàn thân. Đôi khi, lượng dịch mất không thể nhận thấy nhưng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ thể.

Nhiễm trùng

Ngay cả những vết bỏng nhỏ cũng có nguy cơ nhiễm khuẩn huyết và tử vong, đặc biệt do vi khuẩn Streptococci và Staphylococci trong vài ngày đầu và vi khuẩn Gram âm sau 5 - 7 ngày.

Sự bất thường trong chuyển hóa

Sự giảm albumin và điện giải có thể xảy ra, gây ra các tình trạng như hạ magie, hạ phospho, và hạ kali. Tiêu cơ vân hoặc tan máu do bỏng sâu có thể dẫn đến hoại tử ống thận cấp.

Hạ thân nhiệt

Do truyền dịch mát và tiếp xúc cơ thể với môi trường mát mẻ trong các bệnh viện, đặc biệt là ở những bệnh nhân bị bỏng nặng.

Tắc ruột

Có thể thường xảy ra sau khi bị bỏng diện rộng.

Sẹo vảy

Là kết quả của bỏng sâu, sẹo vảy có thể gây co thắt vùng bỏng, dẫn đến hạn chế khả năng lưu thông máu và thiếu máu cục bộ ở chi, cổ, hoặc thân mình, gây nguy hiểm cho tính mạng.

Sẹo co cứng

Những vết sẹo co cứng gần các khớp có thể gây biến dạng và suy giảm chức năng, đặc biệt ở tay, chân, hoặc vùng chậu. Nhiễm trùng làm tăng nguy cơ tạo sẹo, một số trường hợp, có thể dẫn đến sẹo lồi.

Cách xử lý và chăm sóc khi bị bỏng nước sôi 4
Sử dụng thuốc cho phù hợp để tránh biến chứng nghiêm trọng sau bị bỏng

Chăm sóc vết thương bỏng nước sôi

Vết thương được làm sạch bằng xà phòng và nước, đồng thời loại bỏ tất cả các mảnh vụn trên da. Nước rửa vết thương nên có nhiệt độ phòng hoặc ấm hơn để tránh gây hạ thân nhiệt. Đối với các bọng nước bị vỡ, trừ những bọng nhỏ trên lòng bàn tay, ngón tay, và lòng bàn chân, nên được rửa trôi sạch. Các bọng nước không bị vỡ có thể giữ nguyên nhưng cần điều trị bằng thuốc kháng sinh tại chỗ.

Sau khi vết thương được làm sạch và đã được đánh giá, điều trị bởi bác sĩ điều trị, vết bỏng có thể được điều trị tại chỗ. Đối với các vết bỏng dày cục bộ, chỉ cần điều trị đơn độc bằng thuốc tại chỗ là đủ. Tất cả các vết bỏng sâu và bỏng toàn bộ da nên được điều trị bằng phương pháp cắt bỏ và ghép da, nhưng trong các phương pháp điều trị tạm thời, thuốc bôi tại chỗ là phù hợp.

Thuốc mỡ bôi tại chỗ cần được bôi thường xuyên hàng ngày. Các loại băng tẩm bạc không cần thay thường xuyên nhưng có thể gây ra tình trạng ăn mòn cơ bản cho nên cũng cần thay mới, đặc biệt khi vết thương sâu.

Trường hợp bỏng chi cần lưu ý nâng cao chi để giảm phù nề. Bên cạnh đó băng ép như băng thun cũng được sử dụng để giảm phù nề và cải thiện quá trình lành vết thương.

Cách xử lý và chăm sóc khi bị bỏng nước sôi 5
Nên dạy trẻ tránh chơi đùa nơi bếp để ngăn chặn nguy cơ bỏng nước sôi

Như vậy bài viết trên đã cho bạn các thông tin về cách xử lý và chăm sóc khi bị bỏng nước sôi. Điều quan trọng là phải theo dõi vết bỏng để phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng vết thương và áp dụng các biện pháp khắc phục tại nhà cho vết bỏng.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin