Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sau khi bị ong đốt cần chữa trị như thế nào cho kịp thời không gây biến chứng nghiêm trọng và hạn chế sưng, đau là kiến thức sơ cứu cơ bản nhưng không phải ai cũng nắm được. Ở bài viết này, chúng ta sẽ cùng tham khảo cách chữa ong đốt khoa học và hiệu quả ngay tại nhà nhé.
Các trường hợp bị ong đốt đa số là nhẹ vì các vết đốt không nhiều, độc tính trong con ong cũng không quá cao. Tuy nhiên, vẫn có các trường hợp nguy hiểm đến tính mạng do bị ong đốt vì không biết cách chữa trị vết thương do ong đốt kịp thời.
Các vết đốt của ong thường gây ra phản ứng da ngay lập tức như sưng đỏ, đau nhức. Các triệu chứng thường sẽ cải thiện trong vòng một vài giờ hoặc vài ngày, mặc dù đôi khi chúng có thể kéo dài lâu hơn một chút.
Tuy nhiên, ở một số bệnh nhân quá mẫn với nọc độc ong hoặc bị đốt nhiều vị trí ở vùng đầu, mặt, cổ, người bị đốt còn xuất hiện các triệu chứng sốc phản vệ toàn thân như phù mặt, nổi ban đỏ toàn thân ngứa nhiều, khó thở, thở rít do chít hẹp thanh môn, suy hô hấp, mạch nhanh, tụt huyết áp, hôn mê. Các triệu chứng khác như tiểu màu đỏ hoặc nâu gợi ý một tình trạng tổn thương thận cấp nguy hiểm đến tính mạng.
Trong thực tế, tình trạng tử vong do bị ong đốt thường phổ biến hơn 3 - 4 lần so với tử vong do rắn cắn.
Nếu chỉ có một vết chích và không có triệu chứng dị ứng, bạn có thể chỉ cần chăm sóc vết thương tại chỗ như làm sạch và bôi thuốc mỡ kháng sinh ngay sau khi di chuyển ra khỏi vị trí bị ong đốt. Cụ thể như sau:
Điều đầu tiên cần phải rút ngòi của ong ra càng nhanh càng tốt có thể dùng băng gạc hoặc dùng móng tay để gắp ngòi ong ra. Ngòi ong khoảng bằng đầu bút bi nên rất dễ thấy, lưu ý là nên nhẹ tay không được bóp chỗ có ngòi ong vì nó sẽ tiết thêm độc làm đau hơn, không nặn ép chỗ bị chích vì chỉ khiến nọc độc ong lan ra.
Rửa vị trí bị ong đốt bằng xà phòng và nước.
Chườm túi chườm lạnh để làm giảm sưng khi bị ong đốt. Tuy nhiên, nếu sưng di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể, như mặt hoặc cổ của bạn, hãy đến phòng cấp cứu ngay lập tức, vì đây có thể là triệu chứng của dị ứng. Các dấu hiệu khác của phản ứng dị ứng bao gồm khó thở, buồn nôn, nổi mề đay hoặc chóng mặt.
Bên cạnh đó, phải uống thật nhiều nước. Khi uống nhiều nước, nọc độc của ong sẽ được bài tiết qua nước tiểu, từ đó, giúp giảm nguy cơ suy đa tạng.
Sau khi tiến hành những bước sơ cứu khi bị ong đốt, người bị đốt cần được chăm sóc và theo dõi sát sao.
Ngoài ra bạn có thể tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để dùng thuốc kháng histamine đường uống để điều trị ngứa và thuốc ibuprofen (Motrin) hoặc acetaminophen (Tylenol) để giảm đau nếu cần.
Phản ứng dị ứng nặng hay sốc phản vệ do vết ong đốt có khả năng đe dọa tính mạng và cần được chữa trị khẩn cấp. Sơ cứu cơ bản bằng cách lấy ngòi của ong và chườm đá. Sau đó nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở Y tế khẩn cấp hoặc gọi 115 nếu sau khi bị ong đốt và người bệnh có các dấu hiệu và triệu chứng như sau:
Những người phản ứng dị ứng với vết ong đốt có nguy cơ sốc phản vệ từ 25% đến 65% trong lần bị đốt tiếp theo. Do đó, nếu bạn đã bị dị ứng với vết ong đốt thì cần nói chuyện với chuyên gia dị ứng về các biện pháp phòng ngừa như liệu pháp miễn dịch để tránh các phản ứng tương tự trong trường hợp bị chích lại.
Trong trường hợp ong bay đến gần thì không nên chạy mà hãy đứng hoặc ngồi im, tuyệt đối không cử động.
Nếu bạn muốn xua đàn ong, tuyệt đối không dùng gậy hay que chọc vào tổ ong. Tốt nhất nên dùng khói hoặc lửa.
Lưu ý không để cây cối mọc um tùm hay để hoang nhà cửa. Đây là những môi trường thuận lợi để ong đến làm tổ. Nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa và phát quang bụi rậm quanh nhà.
Nếu có những chuyến dã ngoại vào rừng, bạn không nên mặc quần áo nhiều màu sắc, quá nổi bật, không dùng nước hoa, mỹ phẩm, không đi chân đất, không mặc những bộ đồ quá rộng. Nên đi găng tay, đội mũ và mặc những trang phục kín, dày dặn.
Trên đây là một số thông tin về cách chữa ong đốt mà chúng tôi muốn chia sẻ đến bạn, mong rằng đã giúp bạn nắm rõ và sơ cứu kịp thời khi bị ong đốt nhé. Chúc bạn và gia đình thật nhiều sức khỏe!
Thụy Anh
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.