Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ là một trong những kỹ năng sống quan trọng với trẻ em, đặc biệt trong những tình huống khó khăn hoặc nguy hiểm. Trong bài viết hôm nay, Nhà thuốc Long Châu sẽ cùng bạn đọc tìm hiểu cách hình thành cho trẻ kỹ năng sống cần thiết này.
Trong trường hợp nguy hiểm hoặc gặp khó khăn, tìm kiếm sự giúp đỡ là điều rất quan trọng. Do đó, bố mẹ nên dạy con kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ từ sớm để trẻ có đủ khả năng ứng phó trước tình huống bất ngờ trong cuộc sống, đồng thời giữ an toàn cho bản thân.
Trước khi tìm hiểu cách dạy con biết tìm kiếm sự giúp đỡ khi cần, bạn cũng nên chọn thời điểm thích hợp để hướng dẫn con những kỹ năng sống cơ bản. Độ tuổi lý tưởng nhất để dạy trẻ kỹ năng sống là trong giai đoạn từ 5 – 6 tuổi trở lên. Thời điểm này là lúc trẻ đã có khả năng nhận thức, đồng thời có cảm xúc hứng thú với những hoạt động diễn ra xung quanh.
Tuy nhiên, bố mẹ cũng có thể tập cho con những kỹ năng sống cơ bản như vệ sinh răng miệng, vệ sinh cá nhân, dọn dẹp đồ chơi gọn gàng, đi học đúng giờ,… từ sớm hơn. Khi đến độ tuổi 5 – 6 tuổi bé đã có thể hoàn thành những công việc đó một cách thuần thục, sẵn sàng để học các kỹ năng sống khác, trong đó có kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ.
Bên cạnh cách dạy kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ cho trẻ, bố mẹ cần lưu ý một số điều dưới đây.
Khi trẻ gặp một bài toán khó, không biết cách làm đồ dùng, bị người lạ tiếp cận,… là những lúc trẻ rất cần kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ từ mọi người xung quanh. Để giúp con biết cách nhờ đến sự giúp đỡ từ người khác, bố mẹ có thể tham khảo một số phương pháp dưới đây.
Khi trẻ còn nhỏ, bố mẹ luôn nhắc nhở, hỏi han, giúp đỡ con khi cần nhưng nếu bé lớn hơn và đến trường, con sẽ phải tự mình quan sát, nhận định tình huống để giải quyết hoặc tìm kiếm sự giúp đỡ từ cô giáo, bạn bè,… Do đó, bố mẹ càng cần chú trọng rèn luyện khả năng quan sát cho bé. Bạn có thể dặn dò trẻ những tình huống nào con cần sự hỗ trợ, dấu hiệu người lạ tiếp cận,… và tạo cơ hội cho con thực hành, luyện tập nhằm dần dần hình thành kỹ năng quan sát tốt hơn.
Trẻ trong độ tuổi 4 – 6 tuổi thường đã đi học mầm non, mẫu giáo. Ở đây, trẻ có thể rơi vào nhiều tình huống khác nhau mà bố mẹ không thể kiểm soát hoặc hỗ trợ con ngay lúc đó. Do vậy, tạo tình huống giả lập những trường hợp phổ biến là phương pháp dạy con tìm kiếm sự giúp đỡ rất hiệu quả.
Không chỉ vậy, thông qua tình huống giả định trẻ có thể hiểu rõ hơn, có cơ hội áp dụng và rèn luyện những điều bố mẹ dặn dò trước đó. Bố mẹ có thể giả định tình huống trẻ bị người lạ tiếp cận và mời ăn kẹo, tình huống mâu thuẫn với bạn, không làm được bài tập,… ngay trong đời sống hàng ngày để hình thành dần nhận thức của con.
Tìm kiếm sự giúp đỡ là kỹ năng hữu ích, có thể giúp trẻ trong nhiều tình huống khó xử hoặc nguy hiểm. Khi dạy con kỹ năng này, phụ huynh cũng cần chú ý đến những tình huống xấu để hướng dẫn con cách xử lý, ứng xử như thế nào để đảm bảo an toàn cho bản thân. Việc phân biệt người xấu với người tốt cũng cần dạy trẻ để con biết khi nào bản thân nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ thầy cô, bạn bè, người đi đường,…
Một trong những điều bố mẹ nên hướng dẫn con về kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ, đó là hãy la hét thật lớn khi gặp trường hợp khẩn cấp, khi con gặp nguy hiểm,… Bạn hãy dặn dò con hét lớn “Con không biết cô/chú” khi có người lạ tiếp cận, muốn chạm vào người hoặc có hành động khả nghi khác bởi đây là cách rất hiệu quả để thu hút sự chú ý và giúp đỡ từ nhiều người xung quanh. Tuy nhiên bố mẹ cũng nên dạy con cách phân biệt tình huống nào là khẩn cấp, tình huống nào nên hô hào sự trợ giúp từ mọi người,...
Một trong những cách dạy con biết tìm kiếm sự giúp đỡ hiệu quả, thiết thực là học ghi nhớ số điện thoại bố, mẹ, ông bà, người thân,… và địa chỉ nhà. Ngay khi trẻ đi học bố mẹ đã có thể dạy con ghi nhớ những thông tin này nhằm đề phòng trường hợp trẻ đi lạc, gặp người xấu hoặc gặp nguy hiểm.
Nếu trẻ chưa thể ghi nhớ ngay, bố mẹ cũng có thể ghi những thông tin trên vào giấy và để trong túi xách, ba lô,… của bé khi đi học để người lớn có thể giúp đỡ khi cần.
Tìm kiếm sự giúp đỡ là kỹ năng cần thiết cho trẻ em nên phụ huynh chớ bỏ qua việc hướng dẫn, dặn dò con điều này. Khi biết tìm kiếm sự hỗ trợ kịp thời, đúng lúc sẽ giúp bé không cảm thấy đơn độc, suy nghĩ tiêu cực và tránh được nguy hiểm trong nhiều trường hợp. Do đó, bạn càng cần quan tâm hơn đến việc giáo dục kỹ năng sống nói chung và kỹ năng tìm kiếm sự giúp đỡ nói riêng cho trẻ ngay từ lúc còn nhỏ.
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.