Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Tình trạng bong gân có thể xảy ra đối với mọi lứa tuổi. Trẻ em thường ham chơi, hiếu động nên rất dễ bị chấn thương, đặc biệt là ở mắt cá chân.
Bong gân mắt cá chân thường gặp ở mọi người ở mọi lứa tuổi. Đối với trẻ bị bong gân, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám, bác sĩ chuyên khoa tư vấn và đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng của từng trẻ.
Bong gân là tình trạng các dây chằng xung quanh khớp chân bị chấn thương do va chạm mạnh. Các dây chằng có thể bị đứt, hoặc rách, nhưng không làm sai khớp. Dây chằng của một số khớp xương thường bị bong gân, hay gặp là bong gân khớp gối, bong gân cổ tay và đặc biệt là ở mắt cá chân. Vì dây chằng ở những khớp này nằm sát bề mặt da nên bên dưới dây chằng chỉ có xương cứng.
Bong gân mắt cá chân là chấn thương rất phổ biến ở trẻ em. Con bạn có thể bị bong gân mắt cá chân khi chạy, chơi hoặc chơi một môn thể thao gây căng thẳng quá nhiều lên dây chằng mắt cá chân, hoặc do một động tác xoắn vặn đột ngột làm căng quá mức cử động ở mắt cá chân.
Một chấn thương được coi là nhẹ khi nó chỉ gây căng và sưng dây chằng nhẹ. Tổn thương nặng hơn khi dây chằng bị đứt và gây ra các cơn đau và sưng tấy dữ dội hơn.
Sau khi bị bong gân, con bạn có thể gặp khó khăn khi đi lại, đau ở mức độ vừa đến nặng, và khả năng vận động của mắt cá chân bị hạn chế. Các triệu chứng khác bao gồm sưng và bầm tím trên và xung quanh mắt cá chân và đau nhức quanh mắt cá chân.
Nếu vết thương của trẻ không quá nghiêm trọng, trẻ không bị đau nhiều hoặc đi lại không đau thì bạn có thể điều trị tại nhà cho trẻ. Tuy nhiên, nếu chấn thương nặng, trẻ đau dữ dội, dây chằng bị rách hay đứt thì cần đưa trẻ đi khám ngay lập tức để kịp thời điều trị.
Trong 24 giờ đầu, để trẻ nằm yên một chỗ không vận động mạnh mắt cá chân. Chườm đá được bọc trong khăn mềm lên vùng bị đau khoảng 30 phút, sau đó lặp lại sau mỗi 4 giờ trong 3 ngày.
Nếu con bạn bị đau, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau chống viêm nhóm NSAIDs để giảm sưng và đau cho trẻ.
Băng nhẹ vết thương bằng băng ép cũng có thể làm giảm sưng tấy và hạn chế các tổn thương khác cho mắt cá chân. Ngoài ra, bạn nên cho trẻ sử dụng nạng khi di chuyển.
Nếu con bạn bị bong gân nhẹ thì trẻ có thể tiếp tục tập luyện trở lại trong vòng 48 giờ sau khi bị thương. Các bài tập này liên quan đến việc di chuyển mắt cá chân bằng cách uốn cong nó về phía trước và phía sau, vào trong và ra ngoài. Để tăng khả năng giữ thăng bằng, hãy thử đứng trên chân bị thương. Cho chân bị thương chịu một tải trọng nhẹ và đi lại nhẹ nhàng cũng có thể giúp thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi.
Các chấn thương có thể mất hơn 2 tuần để cải thiện. Quá trình hồi phục hoàn toàn có thể mất từ 10 đến 12 tuần.
Nếu con bạn vẫn không thể đi lại và bị đau sau 48 giờ, hãy đến gặp bác sĩ. Lúc này, trẻ có thể cần một số bài tập và vật lý trị liệu theo chỉ định của bác sĩ.
Phương pháp điều trị cụ thể cho mỗi trường hợp bong gân được bác sĩ xác định dựa trên các yếu tố như tuổi tác, sức khỏe tổng quát và tiền sử bệnh, mức độ nghiêm trọng của chấn thương, sự phối hợp điều trị của trẻ nhỏ, kết quả mong đợi sau khi điều trị và kinh nghiệm của bác sĩ.
Việc điều trị ban đầu khi bị bong gân cần được thực hiện theo trình tự: Nghỉ ngơi, chườm lạnh, băng ép và nâng cao chi thể.
Khi mắt cá có thể cử động dễ dàng và không còn cảm giác đau, trẻ có thể tiếp tục các môn thể thao yêu thích của mình. Có thể kiểm tra sự hồi phục của mắt cá chân của trẻ bằng cách cho trẻ nhảy trên chân bị thương khoảng 5 lần xem trẻ còn đau không. Nếu trẻ không đứng được nghĩa là cổ chân chưa hồi phục. Ngoài ra, bạn có thể cho trẻ chạy theo đường zigzac để kiểm tra mức độ hồi phục của chấn thương.
Trở lại chơi thể thao quá sớm trước khi mắt cá chân hồi phục hoàn toàn có thể dẫn đến chấn thương mắt cá chân nghiêm trọng hơn. Trẻ em thường mất 8 đến 12 tuần để trở lại với các môn thể thao. Khi tập luyện trở lại, các chuyên gia khuyến cáo trẻ nên vận động nhẹ mang tính chất khởi động và hỗ trợ để giúp ngăn ngừa các chấn thương trở nên trầm trọng hơn.
Nếu con bạn là trẻ mới biết đi, trẻ cần sự giám sát thường xuyên của người lớn. Ví dụ, trẻ nhỏ có thể dễ dàng trèo lên những khu vực mà chúng có thể bị ngã và bị thương. Đối với trẻ em ở mọi lứa tuổi, hãy kiểm tra để đảm bảo khu vực vui chơi được an toàn.
Khi con bạn hoạt động mạnh hoặc hoạt động thể chất, nên khởi động trước khi bắt đầu. Sau đó, thư giãn trong vài phút sau khi hoàn thành một hoạt động gắng sức để giúp cải thiện tính linh hoạt của các khớp vì khớp và cơ có thể bị cứng sau khi tập quá sức.
Về lâu dài, tập thể dục hàng ngày có thể giúp trẻ tránh căng cơ và bong gân bằng cách tăng cường cơ bắp, giữ cho khớp dẻo dai, cải thiện sự cân bằng và phối hợp của cơ thể.
Nếu con bạn mới bắt đầu một môn thể thao mới, hãy để trẻ bắt đầu từ từ và tăng cường độ khi trẻ hình thành sức mạnh và sức bền.
Bạn cũng nên cho trẻ nghỉ tập thể dục và luyện tập một hoặc hai ngày một tuần để cơ thể trẻ được nghỉ ngơi và phục hồi.
Khi thấy bé xuất hiện các triệu chứng bong gân, căng cơ, bạn cần đưa ngay trẻ đến cơ sở y tế để được khám và điều trị sớm.
Hy vọng thông qua bài viết này đã giúp cho các bậc cha mẹ hiểu hơn về mức độ nghiêm trọng của bong gân mắt cá chân ở trẻ cũng như các phương pháp điều trị dứt điểm tình trạng này. Đối với mức độ chấn thương nhẹ, cha mẹ có thể áp dụng các phương pháp điều trị tại nhà. Tuy nhiên đối với trường hợp nặng thì cha mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ đến cơ sở y tế để thăm khám và chữa trị kịp thời.
Thuý Nguyễn
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.