Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rạn xương ống chân là một tình trạng mà rất nhiều người có thể mắc phải. Nếu không phát hiện kịp thời, khả năng cao sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vậy các dấu hiệu rạn xương ống chân là gì? Nguyên nhân gây ra do đâu và các biến chứng ra sao? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!
Phần xương ở giữa đầu gối và bàn chân gọi là xương ống chân (còn gọi là ống đồng, hay ống quyển). Phần này bao gồm hai xương chính đó là xương mác (fibula) và xương chày (tibia). Hai xương này chịu phần lớn lực của trọng lượng cơ thể tạo ra khi chạy bộ hoặc vận động, thế nên rất dễ bị chấn thương.
Rạn xương, nứt xương là một dạng tổn thương xương kín, xương không bị di lệch (xương ống chân chưa bị tách ra khỏi chiều ngang, chiều dọc hoặc lòi ra ngoài da). Tình trạng này thường xảy ra do bị chấn thương hoặc vận động quá mức.
Chấn thương xương ống chân xảy ra khi có một vết rạn rất nhỏ trên phần xương, những vết nứt này thường không hoàn toàn phá vỡ xương mà chỉ làm tổn thương lớp vỏ bên trong của xương. Rạn xương ống chân có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào và xảy ra ở cả nam lẫn nữ.
Dấu hiệu rạn xương có thể khác nhau tùy thuộc vào mức độ và vị trí tổn thương, những dấu hiệu thường gặp là:
Sưng là một trong những dấu hiệu đầu tiên của rạn xương ống chân. Khi xảy ra chấn thương, các mô xung quanh vùng bị tổn thương sẽ bị viêm và gây sưng. Vùng sưng thường nằm ở phía trước của chân và có thể lan ra cả mắt cá chân.
Đau ở chân dưới cũng là một trong những triệu chứng chính khi bị rạn xương ống chân. Dấu hiệu này có thể xuất hiện ngay sau khi bạn bị chấn thương hoặc cũng có thể xuất hiện sau vài giờ hoặc ngày hôm sau. Sau đó sẽ lan ra khắp vùng chân dưới và trở nên đau nặng hơn nếu bạn đi lại hoặc đứng.
Khi bị rạn xương ống chân, có thể màu da của chân và mắt cá chân sẽ dần biến đổi thành màu xanh tím hoặc tím đen. Tình trạng bầm tím chân này thường xuất hiện sau vài giờ hoặc sau một ngày kể từ khi bị chấn thương.
Một số người có thể gặp phải cảm giác tê hoặc ngứa ran ở ngón chân hay bàn chân khi bị rạn xương ống chân. Điều này có thể do các dây thần kinh bị tổn thương trong quá trình chấn thương.
Nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào trong số các triệu chứng này, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức để được chẩn đoán và điều trị sớm nhất. Từ đó, giảm thiểu các nguy cơ biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân.
Xương ống chân tuy chắc khỏe và có thể chịu được những tác động từ bên ngoài. Nhưng dưới tác động quá mạnh, nó vẫn có thể bị nứt hoặc rạn. Các nguyên nhân chính gây rạn xương có thể kể đến như:
Ngoài ra, những người có bệnh lý như loãng xương thì xương sẽ dần trở nên yếu, giòn và dễ gãy. Bên cạnh đó, tác dụng của một số loại thuốc như corticosteroid khi uống dài hạn cũng có thể làm yếu xương, tăng nguy cơ rạn xương.
Việc rạn xương nếu không được xử trí kịp thời thì không chỉ gây đau đớn cho người bệnh mà còn có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, trong trường hợp người bệnh tiếp tục vận động hay tập luyện thể thao thì tình trạng sẽ càng trở nên nặng nề hơn.
Một trong những biến chứng phổ biến của rạn xương đó là viêm khớp. Nếu xương không được hồi phục đúng cách, việc di chuyển của các khớp trong chân có thể bị ảnh hưởng. Từ đó gây ra sự đau đớn, khó chịu cho người bệnh.
Khi phát hiện có những dấu hiệu rạn xương ống chân, bạn cần đến gặp bác sĩ chuyên môn sớm để được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời. Từ đó giúp tránh những biến chứng nghiêm trọng.
Rạn xương ống chân là một vấn đề thường gặp ở những người chơi thể thao và vận động nhiều. Tình trạng này có thể gây ra những biến chứng nghiêm trọng nếu không được điều trị kịp thời. Do đó, việc tìm hiểu về các dấu hiệu rạn xương ống chân để xử trí sớm là rất quan trọng, giúp bạn bảo vệ sức khỏe của chính bản thân mình.
Hy vọng qua bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về rạn xương ống chân, nguyên nhân và các dấu hiệu thường thấy của tình trạng này. Đừng quên theo dõi Nhà thuốc Long Châu để đọc thêm nhiều thông tin sức khỏe khác nhé!
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.