Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách điều trị và phòng ngừa nấm miệng lưỡi

Ngày 16/06/2022
Kích thước chữ

Nấm miệng lưỡi là căn bệnh thường gặp ở trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi. Bệnh gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của người mắc. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về cách điều trị cũng như phòng ngừa căn bệnh này là điều vô cùng cần thiết.

Để tìm hiểu về cách điều trị và phòng ngừa nấm miệng và lưỡi, bạn hãy theo dõi phần nội dung ở bài viết sau.

Cách điều trị nấm miệng lưỡi

Điều trị nấm ở miệng lưỡi bằng y tế

Cách điều trị và phòng ngừa nấm miệng lưỡi1 Hình ảnh nấm miệng lưỡi

Để điều trị nấm miệng lưỡi, bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc như:

Thuốc Nystatin

Nystatin vốn là một polyene. Đây là loại thuốc kháng sinh chống nấm được chiết ra từ dịch nuôi cấy nấm là Streptomyces noursei. Nystatin có khả năng chống nấm do sự liên kết đối với những sterol tại màng tế bào nấm và làm biến đổi tính thấm cũng như chức năng của màng. Khi ấy, kali cũng như những thành phần tế bào thiết yếu sẽ bị cạn kiệt và khiến cho nấm candida bị yếu và chết dần đi. Nystatin thường nhạy cảm với nấm men và cho hiệu quả tốt đối với nấm Candida albicans. Tuy nhiên, thuốc không mang lại tác dụng cao đối với virus, vi khuẩn và động vật nguyên sinh.

Thuốc Miconazol

Miconazol vốn là một loại imidazol tổng hợp có khả năng chống vi khuẩn, chống nấm bằng cách thay đổi chức năng của vi khuẩn và màng tế bào nấm. Chính bởi khả năng thay đổi tính thấm nên màng tế bào không có khả năng hoạt động giống như một hàng rào ngăn chặn thất thoát. Điều này khiến cho kali cũng như những thành phần thiết yếu khác của tế bào bị suy kiệt. Thuốc Miconazol đem lại hiệu quả đối với những loại nấm như Pseudallescheria boydii, Cryptococcus neoformans, Aspergillus spp… Bên cạnh đó, thuốc cũng mang lại tác dụng đối với các loại vi khuẩn gram dương như Streptococci, Staphylococci… 

Thuốc Clotrimazol

Clotrimazol vốn là một loại thuốc chống nấm tổng hợp thường được dùng để điều trị những trường hợp nấm trên da. Cơ chế tác động của loại thuốc này đó là liên kết với các phospholipid có trong màng tế bào nấm và thay đổi tính thấm của màng. Từ đó sẽ gây mất những chất thiết yếu nội bào và làm tiêu hủy tế bào nấm.

Chữa nấm miệng và lưỡi bằng một số mẹo đơn giản

Dùng baking soda (natri bicarbonat)

Baking soda là biện pháp chữa nấm miệng cho bệnh nhân đeo răng giả. Natri bicarbonat có thể tiêu diệt Candida albicans trên nền nhựa acrylic, giúp khử trùng răng giả hằng ngày. Pha một nửa thìa cafe baking soda với nước ấm, súc miệng thật sạch rồi nhổ đi.

Dùng sữa chua

Mặc dù không có khả năng tiêu diệt nấm candida nhưng sữa chua vẫn có thể được dùng để chữa nấm miệng. Theo những nhà nghiên cứu khoa học thì sữa chua chính là nguồn cung cấp lợi khuẩn rất dồi dào. Chính vì vậy, khi dùng nhiều sữa chua, hệ vi sinh có trong khoang miệng sẽ được thiết lập ở trạng thái cân bằng. Chính vì vậy mà sự phát triển của nấm sẽ bị kìm hãm và làm giảm bớt khả năng gây bệnh ở trên người. Nếu lựa chọn sữa chua để bổ sung lợi khuẩn thì tốt nhất bạn nên lựa chọn sữa chua không đường. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung lợi khuẩn bằng những loại thực phẩm khác như dưa muối, phô mai…

Cách điều trị và phòng ngừa nấm miệng lưỡi2 Chữa nấm miệng lưỡi bằng sữa chua

Sử dụng nước chanh

Nước chanh từ lâu đã được biết đến với khả năng diệt được một số loại vi khuẩn và nấm. Trên đối tượng bệnh nhân HIV, nước chanh còn được chứng minh cho hiệu quả tốt hơn thuốc tím gentian trong điều trị nấm miệng.

Cách dùng: Vắt một nửa quả chanh vào một cốc nước ấm rồi súc miệng hoặc uống.

Khi sử dụng, chú ý không bôi trực tiếp nước chanh lên những tổn thương hở trong khoang miệng. Do tính acid, nước chanh có thể gây xót và kích ứng, khiến người bệnh khó chịu.

Cách phòng ngừa nấm miệng lưỡi tái phát

Sau khi thực hiện việc điều trị, tình trạng nấm miệng sẽ hết sau một vài tuần. Tuy vậy, ở một số trường hợp, bệnh có thể bị tái phát trở lại. Để ngăn ngừa bệnh tái phát, bạn nên thực hiện những điều sau:

  • Sau khi ăn cần súc miệng sạch sẽ.
  • Cần đánh răng đều đặn mỗi ngày 2 lần bằng kem đánh răng có chứa flour và làm sạch những ngóc ngách của khoang miệng.
  • Nếu như bạn có răng giả thì bạn hãy bỏ chúng ra trong lúc ngủ rồi lau sạch và ngâm chúng vào trong nước sạch. Sau khi đã lấy răng giả, bạn hãy chà sạch sẽ nướu và lưỡi bằng bàn chải mềm.
  • Điều trị những bệnh lý gây ra sự suy yếu của hệ miễn dịch như súc miệng sạch sau khi dùng xịt điều trị COPD hoặc hen suyễn, kiểm soát đường huyết tốt.
  • Loại bỏ thói quen hút thuốc lá.
Cách điều trị và phòng ngừa nấm miệng lưỡi3 Cần loại bỏ thói quen hút thuốc lá

Đối với những trẻ đang bú mẹ:

  • Nên điều trị phối hợp giữa nhiễm nấm ở mẹ để tránh gây hại cho trẻ.
  • Nên giữ vệ sinh răng miệng cho trẻ thật sạch sẽ và thường xuyên rơ lưỡi cho trẻ.
  • Cần vệ sinh núm vú của mẹ và núm vú giả thường xuyên bằng cách ngâm với nước nóng trước và sau khi cho bé bú xong.

Nấm miệng lưỡi tuy là căn bệnh khá lành tính nhưng lại có thể gây ra những khó khăn cho việc ăn uống. Chính vì vậy, khi phát hiện ra bệnh lý, bệnh nhân nên đi đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán cũng như có hướng điều trị phù hợp nhất nhé.

Lê Hồng

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Thị Dương

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Nhiều năm công tác giảng dạy tại các trường trung cấp và cao đẳng dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin