Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Nấm miệng ở trẻ 6 tháng tuổi có thể tự khỏi được không và cách điều trị?

Ngày 10/08/2022
Kích thước chữ

Nấm miệng ở trẻ 6 tháng tuổi là một tình trạng khá phổ biến thường xảy ra khi hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển toàn diện. Ngoài ra, trẻ quá nhỏ cũng khó chăm sóc răng miệng. Nhiều bậc phụ huynh không biết trẻ bị nấm miệng nên điều trị như thế nào. Bài viết dưới đây sẽ hướng cách điều trị nấm ở miệng cho trẻ theo lời khuyên của các chuyên gia.

Nấm miệng ở trẻ 6 tháng tuổi bao lâu thì khỏi? Bệnh có thể tự khỏi hay không? Để có câu trả lời cho những câu hỏi này, bài viết bên dưới sẽ cung cấp những thông tin về giai đoạn phát triển của bệnh để ba mẹ có thể phát hiện và chữa trị cho trẻ kịp thời.

Nấm miệng ở trẻ có tự khỏi được không?

Thời gian xảy ra nấm miệng ở trẻ

Bệnh nấm miệng ở trẻ em nhìn chung được chia thành 2 giai đoạn: giai đoạn nhẹ và giai đoạn nặng. Mỗi giai đoạn sẽ có các triệu chứng bệnh khác nhau, bệnh thường điều trị khỏi sau 2 tuần đến 1 tháng nếu được điều trị đúng cách.

Giai đoạn nhẹ

Nấm chỉ xuất hiện trong miệng với các triệu chứng sau: Xuất hiện các đốm màu trắng sữa bám vào lưỡi hoặc xung quanh khoang miệng của trẻ. Gãi mạnh có thể gây chảy máu và để lại vết sưng đỏ. Da miệng khô, đỏ, đau rát khiến trẻ bỏ ăn, bỏ bú. Thời gian hồi phục khoảng 2 tuần. 

Giai đoạn nặng

Nấm dày lên và lây lan sang các cơ quan khác như cơ quan hô hấp gây nên viêm phế quản hoặc viêm họng. Nấm nếu lan đến thực quản sẽ gây khó nuốt và nôn trớ. Còn lây lan đến thanh quản thì gây khàn giọng. Thời gian phục hồi thường mất khoảng 1 tháng hoặc hơn.

Nấm miệng ở trẻ 6 tháng tuổi có thể tự khỏi được không và cách điều trị? 1 Nấm miệng ở trẻ được chia làm giai đoạn nhẹ đến nặng

Bệnh nấm miệng ở trẻ có tự khỏi được không?

Bệnh nấm miệng ở trẻ 6 tháng tuổi là tình trạng khá phổ biến. Bệnh không thể tự khỏi vì chân nấm ăn sâu vào má hoặc lưỡi và có thể lây lan. Do đó cần điều trị bằng thuốc kết hợp với chăm sóc tại nhà để bệnh nhanh chóng khỏi. Vì vậy, nếu phát hiện con bị nấm miệng, mẹ nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt để được hướng dẫn chăm sóc và điều trị dứt điểm. 

Biểu hiện nấm miệng ở trẻ 6 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh bị nấm lưỡi thường có những biểu hiện như: Trên bề mặt xuất hiện những chấm trắng có thể mọc trên lưỡi, khoang miệng và môi. Nếu trẻ không được vệ sinh miệng sạch sẽ thì nấm sẽ nhanh chóng sinh sôi. Bệnh thường bắt đầu là những chấm trắng nhỏ xuất hiện trên đầu lưỡi sau đó lan rộng thành các mảng trắng khắp bề mặt lưỡi hoặc toàn bộ niêm mạc họng thậm chí lây lan đến thanh quản. Nguy hiểm hơn nó có thể xâm nhập sâu vào phổi hoặc đường hô hấp hoặc xuống dạ dày và gây tiêu chảy. Nếu như mẹ gãi hoặc bóc các đốm trắng sẽ gây đau khiến trẻ bỏ ăn.

Cách điều trị khi trẻ bị nấm miệng

Lời khuyên từ bác sĩ

Bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh rất phổ biến và sẽ không nguy hiểm nếu ba mẹ phát hiện sớm và xử lý đúng cách. Bước đầu tiên là ba mẹ nên vệ sinh miệng cho trẻ mỗi ngày hoặc dùng thuốc bôi tại chỗ để kháng nấm. Lưu ý là bệnh rất dễ tái phát nếu ba mẹ không có biện pháp điều trị dứt điểm và ngăn ngừa thì việc tái phát là điều hết sức bình thường. Một điều quan trọng nữa là sử dụng thuốc trị nấm an toàn theo chỉ định của ​​bác sĩ. Không nên tự ý mua thuốc trị nấm để bôi vào miệng trẻ vì có thể khiến trẻ bị ngộ độc.

Nhiều phụ huynh lạm dụng nước muối sinh lý và cạo các nốt trắng gây tổn thương lưỡi của trẻ. Hoặc sử dụng mật ong để chải lưỡi cho trẻ. Không nên dùng mật ong cho trẻ dưới 3 tuổi vì mật ong có tính nóng có thể làm tổn thương lưỡi của trẻ hoặc gây dị ứng.

Nấm miệng ở trẻ 6 tháng tuổi có thể tự khỏi được không và cách điều trị? 2 Nếu ba mẹ gãi những đốm trắng trên lưỡi trẻ sẽ gây đau, khó chịu khiến trẻ bỏ bú, quấy khóc

Cách điều trị

Vệ sinh khoang miệng cho trẻ. Quá trình rơ lưỡi có thể khiến trẻ bị nôn trớ, vì vậy thời điểm tốt nhất để làm vệ sinh là sau khi bú khoảng 2 tiếng.

  • Đầu tiên mẹ nên vệ sinh tay sạch sẽ, sau đó dùng gạc quấn quanh ngón tay. Dùng tay ngâm vào nước đun sôi để nguội để gạc mềm ra, giảm cọ xát cho lưỡi của trẻ.
  • Lấy miệng băng gạc thấm thuốc chống nấm theo hướng dẫn của bác sĩ. Thuốc trị nấm thường được chỉ định như nystatin hay miconazole dùng với liều lượng phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Rà băng gạc đến các vị trí nấm trong miệng.

Đối với hầu hết trẻ em bị nhiễm nấm Candida miệng, chỉ cần dùng thuốc điều trị tại chỗ là có thể chữa khỏi, chỉ một số trường hợp cần dùng thuốc uống toàn thân. Ví dụ ở những trẻ không đáp ứng với thuốc trị nấm tại chỗ hoặc trẻ em bị suy giảm hệ miễn dịch sẽ được sử dụng thuốc viên nén nystatin.

Mặc dù một số trẻ đã được điều trị khỏi bệnh nhưng vẫn tái phát sau đó. Nguyên nhân có thể là do núm vú giả, đồ chơi bị nhiễm nấm. Trẻ bú mẹ bị nhiễm nấm thì có thể núm vú của mẹ bị nhiễm nấm. Núm vú đau rát, ngứa, nổi mẩn đỏ,... Lúc này nên bôi thuốc trị nấm vào núm vú của mẹ.

Biện pháp phòng ngừa nấm miệng cho trẻ

Để phòng bệnh nấm Candida miệng cho trẻ, ba mẹ cần chú ý: 

  • Sau khi trẻ bú sữa mẹ phải vệ sinh kỹ khoang miệng, lưỡi của trẻ. Cho trẻ uống nước để làm sạch khoang miệng hoặc có thể dùng dung dịch nước muối sinh lý để súc miệng cho trẻ. Nên vệ sinh lưỡi cho trẻ hằng ngày. Ngày 2 lần vào buổi sáng và trước khi ngủ hoặc sau khi ăn.
  • Nếu trẻ bị nấm lưỡi mặc dù mẹ đã vệ sinh đúng cách nhưng không thấy thuyên giảm, hãy đưa trẻ đi khám để có hướng điều trị tốt nhất. Không được tự ý cho trẻ uống thuốc kháng sinh, uống bất kỳ loại thuốc trị nấm nào để không gây viêm và loét lưỡi. 
  • Không dùng mật ong để rơ lưỡi cho trẻ dưới 3 tuổi, thay vào đó nên dùng nước lọc.
Nấm miệng ở trẻ 6 tháng tuổi có thể tự khỏi được không và cách điều trị? 3 Để phòng ngừa nấm miệng ở trẻ 6 tháng tuổi mẹ nên vệ sinh miệng cho trẻ hằng ngày

Với những thông tin ở trên thì ba mẹ chắc hẳn đã có câu trả lời cho câu hỏi nấm miệng ở trẻ 6 tháng tuổi bao lâu thì khỏi? Hay phương pháp điều trị và phòng ngừa cho trẻ? Tuy nhiên việc điều trị dứt điểm cho trẻ còn phụ thuộc vào tình trạng sức khoẻ của bé. Thông thường bệnh sẽ biến mất sau 2 tuần đến 1 tháng nếu mẹ điều trị và chăm sóc trẻ đúng cách, hoặc cần nhiều thời gian hơn nếu triệu chứng bệnh nặng hơn.

Cao Hiếu

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin