Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh nấm miệng ở trẻ 8 tháng là tình trạng xảy ra khá phổ biến ở trẻ em dưới 10 tuổi. Bệnh nấm miệng thường không quá nguy hiểm nhưng nếu không phát hiện sớm và điều trị đúng cách có thể gây ra những biến chứng. Bài viết này sẽ giúp các mẹ hiểu rõ về nguyên nhân gây nấm miệng và cách phòng ngừa để áp dụng cho con yêu nhé!
Bệnh nấm miệng ở trẻ 8 tháng là bệnh rất phổ biến. Nấm miệng thường không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của trẻ và ít lây lan. Tuy nhiên, khi tình trạng nấm miệng diễn ra trong thời gian dài sẽ gây cản trở việc ăn uống của trẻ, khiến trẻ khó chịu, chán ăn, bỏ bú ảnh hưởng đến sự phát triển.
Candida albicans là nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh nấm miệng ở trẻ em. Loại nấm Candida này thường tồn tại trong khoang miệng trẻ với số lượng ít và không gây hại nếu được duy trì cân bằng. Tuy nhiên, một số yếu tố thuận lợi sẽ khiến nấm Candida phát triển quá mức và dẫn đến nấm miệng. Một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh nấm Candida miệng ở trẻ em dưới 1 tuổi:
Ngoài ra, nấm miệng ở trẻ còn có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do khoang miệng của trẻ nhỏ rất dễ bị đọng cặn sữa sau khi bú nên nếu không vệ sinh răng miệng thường xuyên thì bệnh nấm miệng rất dễ xuất hiện. Ngoài ra nếu trẻ ngậm các dụng cụ như ti giả nhiễm khuẩn, nhiễm nấm cũng là nguyên nhân gây ra bệnh này.
Dấu hiệu của bệnh nấm miệng ở trẻ ban đầu là xuất hiện các đốm nhỏ màu trắng, nổi hạt ở bên trong lưỡi, lợi, má hoặc môi. Những đốm trắng này rất khó làm sạch. Sau khi cạo bỏ các đốm trắng có thể nhìn thấy những nốt đỏ trong miệng. Nấm thường gây đau nhưng cũng khiến trẻ khó chịu khi bú sữa, biếng ăn. Bệnh nấm miệng nếu không điều trị sớm sẽ dày lên và có thể lây lan rất nhanh qua họng, thực quản, khí quản, gây viêm phổi ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ.
Nấm miệng rất dễ tái phát nếu răng miệng không được vệ sinh hằng ngày, nếu bé có các dấu hiệu trên thì mẹ nên đưa ngay trẻ đến bệnh viện để khám và điều trị dứt điểm. Thường có 2 loại thuốc được sử dụng để điều trị nấm miệng ở trẻ:
Nấm miệng ở trẻ 8 tháng rất dễ tái nhiễm nên cần điều trị triệt để bằng cách dùng thuốc trong khoảng 1 - 2 tuần. Đôi khi phải điều trị cho mẹ khi trẻ đang bú sữa mẹ.
Giúp trẻ giữ sạch khoang miệng và lưỡi, ngăn ngừa sự phát triển quá mức của vi khuẩn và nấm bằng cách rơ lưỡi, khoang miệng sau khi bú. Ngoài ra, cần vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ núm vú giả, đồ chơi, dụng cụ ăn uống,... Nếu trẻ bị hen suyễn và đang dùng thuốc điều trị dạng xịt, mẹ nên súc miệng cho trẻ sau khi sử dụng thuốc.
Bệnh nấm miệng tuy không quá nguy hiểm nhưng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ về lâu dài. Do đó mẹ nên thực hiện các biện pháp điều trị bệnh theo hướng dẫn của bác sĩ. Nếu tình trạng không thuyên giảm nên báo với bác sĩ để thay đổi cách điều trị thích hợp hơn.
Sau khi khỏi bệnh, các đốm trắng, đỏ dần biến mất, miệng trẻ trở lại bình thường. Tuy nhiên, bệnh có thể tái phát nhiều lần do không sử dụng thuốc điều trị đặc hiệu. Vì vậy, những gợi ý dưới đây sẽ giúp các bậc cha mẹ phòng tránh và ngăn ngừa bệnh tái phát.
Việc điều trị đúng cách và kịp thời bệnh nấm miệng ở trẻ 8 tháng sẽ giúp bệnh nhanh chóng biến mất chỉ trong một hoặc vài tuần. Vì vậy, các bậc cha mẹ không nên chủ quan mà nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ nhi khoa càng sớm càng tốt để được tư vấn cách chữa nấm miệng ở trẻ hiệu quả tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.