Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Phiếu đo mắt là kết quả đo thị lực do khúc xạ để đưa ra đánh giá chính xác về tật khúc xạ mà bạn có thể đang mắc phải. Các thông số kết quả đo mắt chúng ta đều có thể tự đọc và hiểu rõ được tình trạng mắt của mình, đặc biệt đối với những người đang mắc tật: Cận thị, viễn thị hoặc loạn thị…
Ngày nay, số người mắc các tật khúc xạ như cận thị, loạn thị, viễn thị... ngày càng nhiều. Khi chúng ta gặp phải một trong số những tình trạng này, đầu tiên bạn sẽ phải khám mắt tại những phòng khám uy tín để xem có cần phải đeo kính hay chưa. Hầu hết các địa chỉ đo khám mắt đều sẽ có các thông số cơ bản, chỉ khác nhau việc trình bày biểu mẫu. Do đó, bạn có thể tự kiểm tra và đọc hiểu kết quả đo mắt mình.
Mắt bị tật khúc xạ luôn có sự ảnh hưởng nhất định đến chất lượng cuộc sống của người mắc phải. Do đó, mỗi năm 2 lần, chúng ta nên kiểm tra để điều chỉnh số độ thích hợp nhằm đảm bảo sức khỏe đôi mắt và giúp mắt không tăng độ mất kiểm soát.
Khi đo mắt tại một cửa hàng mắt kính hay phòng khám mắt, chúng ta sẽ nhận được một trong hai tờ phiếu đánh giá kết quả. Tại những nơi ghi chép và làm việc cẩn thận, họ sẽ in đầy đủ thông tin của khách hàng. Còn tại những nơi làm việc nhanh chóng hơn một chút, họ sẽ đưa cho bạn phiếu in nhiệt được in trực tiếp từ máy đo tự động. Dĩ nhiên hai trường hợp trên đều không liên quan đến việc họ đo mắt có chuẩn hay không.
Bình thường, chúng ta nhìn thấy rõ mọi vật xung quanh là do ảnh của chúng đi qua hệ thống quang học của mắt sau đó hội tụ trên võng mạc. Nhưng khi bị các tật khúc xạ mắt, nghĩa là hệ thống quang học của mắt có sự thay đổi, khiến cho ảnh của vật không hội tụ đúng lên võng mạc, nên xảy ra việc không thể nhìn rõ mọi vật được. Đó được gọi là tật khúc xạ.
Khi đó, các bác sĩ nhãn khoa thăm khám, kiểm tra xem loại tật khúc xạ mà bạn gặp phải là loại nào, cần phải sử dụng loại kính nào, độ của kính là bao nhiêu để giúp điều chỉnh cho ảnh của sự vật rơi đúng vào võng mạc mắt. Tất nhiên, các thông tin này đều được thể hiện rõ trong phiếu đo mắt.
Việc đọc phiếu đo mắt, sẽ giúp bạn kiểm tra dễ dàng hơn tật khúc xạ mắt mà bạn mắc phải ở mỗi mắt. Từ đó có thể điều chỉnh bằng những thói quen sinh hoạt hằng ngày, giúp mắt không tăng độ mất kiểm soát.
Để đọc được phiếu đo mắt chính xác ở cả hai mắt, việc đầu tiên bạn phải hiểu được những từ viết tắt trong phiếu đó mắt. Cụ thể sẽ được thông tin đến bạn đọc như sau:
Một số bác sĩ nhãn khoa sẽ đơn giản hóa đơn kính thuốc bằng cách sử dụng những ký hiệu như L (LEFT - ký hiệu mắt trái) và R (RIGHT - ký hiệu mắt phải). Tuy nhiên, không phải bác sĩ hay phòng khám mắt nào cũng sử dụng những ký hiệu này. Một số bác sĩ hoặc phòng khám sử dụng từ viết tắt theo tiếng La – tinh như OS (Oculus Sinister) - ký hiệu cho mắt trái và OD (Oculus Dexter) - ký hiệu cho mắt phải. Hoặc khi đề cập đến tình trạng cả hai mắt, sẽ sử dụng ký hiệu OU - Oculus Uterque. Cụ thể như sau:
Ngoài ký hiệu mắt trái và mắt phải, những ký hiệu dưới đây rất thường xuất hiện trên các phiếu đo mắt:
Sphere (SPH): Là độ cầu của mắt, chỉ số thể hiện sự khúc xạ ánh sáng của thủy tinh thể. Cụ thể như sau:
Cylinder (CYL): Là độ trụ của mắt, chỉ số thể hiện độ loạn và cũng là chỉ số hiệu chỉnh cần thiết cho những người bị tật loạn thị. Nếu ở ô này được bỏ trống hoặc ghi 000 có nghĩa là bạn không bị loạn thị. Cụ thể như sau:
Axis (AXE): Là thông số bổ sung cho tình trạng loạn thị. Trục loạn thị được đo từ 1 đến 180. Trong đó: Số 90 tương ứng với kinh tuyến dọc của mắt, số 180 tương ứng với kinh tuyến ngang của mắt.
ADD (cộng thêm): Đây là kết quả của phép đo xuất hiện trong đơn kính hai tròng nhằm khắc phục tình trạng lão thị. Đối với kính hai tròng, sẽ có hai điểm phân biệt một cho tầm nhìn gần, một cho tầm nhìn xa, giúp cho người sử dụng có thể điều chỉnh phù hợp với từng hoàn cảnh, mục đích nhìn.
Diopters (DIOP hay Độ): Là đơn vị đo lường độ cận thị, được sử dụng để xác định công suất quang học. Giá trị của số này càng lớn, thì mức độ cận thị hoặc viễn thị của bạn càng nặng.
KCDT là viết tắt của cụm từ “Khoảng Cách Đồng Tử” (hay Tâm mắt): Đây là một chỉ số quan trọng để cắt kính. Khi cắt kính, cần đo được sự đồng tâm của: Đồng tử và tâm của tròng kính. Như thế, người sử dụng mới có thị lực rõ ràng nhất khi đeo kính. Nếu như hai tâm này không trùng nhau, khi đeo kính sẽ có hiện tượng méo hình ảnh và nhìn không rõ.
Các thông số độ trong đơn kính thuốc cho biết bạn đang cận, viễn hoặc loạn… ở mức nào. Dưới đây là một số ví dụ cụ thể:
OD: -2.00: Có nghĩa là mắt phải bị cận 2 độ.
OS: +2.5: Có nghĩa là mắt trái bị viễn 2.5 độ.
OD: -2.00 (- 1.50 x 180): Có nghĩa là mắt phải bị cận 2 độ và loạn 1,5 độ và trục là 180 độ.
OS: +2.50 (+ 3.00 x 45): Có nghĩa là mắt trái bị viễn thị 2.5 độ và loạn 3 độ với trục là 45 độ.
Trên đây là một số thông tin để hướng dẫn cách đọc phiếu đo mắt sao cho đúng. Hiện nay, càng ngày càng có nhiều người mắc phải các tật khúc xạ khác nhau ở mắt, đặc biệt là ở trẻ em. Trẻ em là thế hệ tương lai của đất nước, để có thể phát hiện sớm tình trạng khúc xạ mắt và có hướng điều chỉnh phù hợp, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến phòng khám mắt uy tín chất lượng thăm khám và kiểm tra mắt định kỳ mỗi 6 tháng một lần nhé!
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân
Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.