Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Niềng răng là một phương pháp phổ biến để chỉnh sửa các vấn đề về hàm răng, nhưng trong quá trình điều trị, nhiều người gặp phải tình trạng dây cung đâm vào má. Điều này không chỉ gây cảm giác đau đớn mà còn có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn nếu không được xử lý kịp thời. Để giúp bạn giảm bớt sự khó chịu và bảo vệ sức khỏe miệng, bài viết này sẽ hướng dẫn các biện pháp khắc phục dây cung niềng răng đâm vào má.
Trong quá trình niềng răng, dây cung là khí cụ hỗ trợ hỗ trợ điều chỉnh theo cung hàm. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, dây cung có thể đâm vào má và gây khó chịu cho người niềng. Tình trạng này không chỉ gây đau đớn mà còn làm ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Dây cung là một khí cụ quan trọng trong phương pháp niềng răng mắc cài, đóng vai trò không thể thiếu trong việc điều chỉnh vị trí của răng. Dây cung có thiết kế dài và mảnh, được gắn cố định trên các răng qua các rãnh của mắc cài. Trong suốt quá trình điều trị, bác sĩ sẽ áp dụng lực kéo lên dây cung để từ đó điều chỉnh sự di chuyển của răng về đúng vị trí mong muốn trên cung hàm.
Khi thực hiện chỉnh nha, sau khi các mắc cài đã được gắn chắc chắn vào thân răng, bác sĩ sẽ đặt dây cung vào các rãnh của mắc cài. Sau đó, dây cung được cố định bằng dây thun. Đối với phương pháp niềng răng sử dụng mắc cài tự buộc, dây cung có khả năng trượt tự do giữa các rãnh của mắc cài, giúp quá trình điều chỉnh răng trở nên linh hoạt và hiệu quả hơn.
Dây cung giúp điều chỉnh các răng sai lệch về đúng vị trí trên cung hàm. Tùy vào từng giai đoạn của quá trình chỉnh nha, dây cung sẽ có những công dụng và đặc điểm khác nhau:
Trong giai đoạn đầu của quá trình niềng răng, mục tiêu chính là căn chỉnh các răng để chúng giàn đều trên cung hàm. Để đạt được mục tiêu này, dây cung cần có độ cứng thấp và độ đàn hồi cao. Dây cung Niti là loại dây cung lý tưởng cho giai đoạn này. Với kích thước thường dùng là 0.014 và 0.016, dây cung Niti giúp răng dần dần di chuyển về vị trí mong muốn, hỗ trợ quá trình giàn đều răng.
Giai đoạn đóng khoảng là thời điểm quan trọng trong quá trình niềng răng, khi bạn bắt đầu thấy rõ sự thay đổi trên khuôn mặt. Trong giai đoạn này, dây cung Stainless Steel được sử dụng để mở rộng không gian phía sau, chỉnh sửa các răng phía trước, và điều chỉnh sự chênh lệch giữa hai hàm. Dây cung Stainless Steel có kích thước thường dùng là 0.016 x 0.025 và 0.019 x 0.025, và quá trình điều trị ở giai đoạn này thường kéo dài từ 4 - 8 tháng.
Nếu hai giai đoạn trước đó diễn ra thuận lợi, giai đoạn chỉnh khớp cắn và duy trì sẽ chỉ mất từ 2 - 8 tuần. Trong giai đoạn này, bác sĩ sẽ sử dụng dây cung Niti với kích thước 0.019 x 0.025. Loại dây cung này có lực kéo nhẹ nhàng, giúp điều chỉnh và duy trì khớp cắn ổn định mà không gây cảm giác khó chịu cho người niềng.
Mỗi giai đoạn trong quá trình niềng răng yêu cầu loại dây cung phù hợp để đạt được kết quả tối ưu và đảm bảo sự thoải mái cho người niềng.
Trong quá trình đeo mắc cài niềng răng, người sử dụng có thể gặp phải tình trạng dây cung đâm vào má hoặc miệng vì nhiều nguyên nhân khác nhau:
Dây cung dư ra do răng dịch chuyển: Khi răng dịch chuyển dưới tác động của dây cung, đôi khi hai đầu của dây cung ở vị trí trong cùng có thể bị dư ra. Nếu dây cung không được cắt gọn kịp thời, phần dư này có thể đâm vào niêm mạc má và miệng, gây tổn thương và khó chịu.
Kỹ thuật của bác sĩ: Trong quá trình thăm khám hoặc siết dây, bác sĩ có thể không kiểm tra kỹ lưỡng hoặc không cắt dây cung sát mép, dẫn đến tình trạng dây cung dư ra hoặc bung ra khỏi vị trí. Để tránh vấn đề này, bệnh nhân nên tuân thủ đầy đủ lịch hẹn tái khám để bác sĩ có thể theo dõi và điều chỉnh kịp thời các vấn đề phát sinh.
Đứt hoặc bung dây cung: Một số trường hợp hiếm gặp, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, có thể do nghịch ngợm hoặc tác động từ các vật cứng gây đứt hoặc bung dây cung khỏi hệ thống mắc cài. Dây cung bị đứt hoặc bung có thể gây va chạm vào khoang miệng, dẫn đến tổn thương và chảy máu.
Dây cung niềng răng đâm vào má thường do bị thừa hoặc bung ra khỏi mắc cài, lúc này bạn nên đến gặp bác sĩ nha khoa ngay lập tức để được xử lý kịp thời nhằm bảo vệ sức khỏe khoang miệng và không làm ảnh hưởng đến quá trình niềng răng. Khi dây cung niềng răng không may đâm vào má và bạn không tiện đến gặp bác sĩ ngay, bạn có thể áp dụng những phương pháp sau đây để xử lý tại nhà:
Sáp nha khoa là giải pháp phổ biến giúp giảm ma sát giữa dây cung và niêm mạc miệng, giảm đau và ngăn ngừa tổn thương. Để sử dụng sáp nha khoa, bạn làm theo các bước sau:
Nước muối ấm giúp khử khuẩn và làm dịu niêm mạc miệng. Hãy khuấy nửa thìa muối trong nước ấm, sau đó súc miệng trong khoảng 30 giây và nhổ ra. Lặp lại quy trình này cho đến khi hết nước muối hoặc cảm thấy miệng dễ chịu hơn.
Nếu dây cung bị bung hoặc trượt ra khỏi mắc cài, bạn có thể sử dụng những dụng cụ đơn giản tại nhà như bút chì hoặc nhíp để chỉnh sửa:
Trước khi sử dụng các dụng cụ trên, hãy đảm bảo chúng đã được vệ sinh sạch sẽ.
Tuy nhiên, nếu tình trạng dây cung đâm vào má trở nên nghiêm trọng hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được hỗ trợ kịp thời. Tránh tự cắt dây cung vì điều này có thể làm tình trạng trở nên nghiêm trọng hơn do thiếu kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn.
Việc dây cung niềng răng đâm vào má là một vấn đề phổ biến mà nhiều người gặp phải trong quá trình chỉnh nha. Tuy nhiên, với những biện pháp khắc phục đơn giản và hiệu quả như sử dụng sáp nha khoa, súc miệng bằng nước muối ấm, và chỉnh sửa dây cung bằng dụng cụ phù hợp, bạn có thể giảm đau và bảo vệ niêm mạc miệng một cách hiệu quả. Nếu tình trạng vẫn không cải thiện hoặc trở nên nghiêm trọng hơn, hãy liên hệ với bác sĩ nha khoa để được tư vấn và điều trị kịp thời, đảm bảo rằng quá trình niềng răng của bạn diễn ra suôn sẻ và hiệu quả.
Xem thêm: Liệu niềng răng có giảm cân không? Người niềng răng nên ăn gì?
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.