Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Khi niềng răng, người bệnh thường phải điều chỉnh lại chế độ ăn uống của mình. Do đó nhiều người thắc mắc, liệu niềng răng có giảm cân không? Hãy cùng Nhà thuốc Long Châu tìm câu trả lời thỏa đáng qua bài viết dưới đây nhé!
Niềng răng có giảm cân không là một vấn đề đáng được quan tâm do việc chăm sóc răng miệng thường đi kèm với những thay đổi trong chế độ ăn uống của người bệnh.
Niềng răng có giảm cân không là thắc mắc của nhiều người khi thấy mình bị sụt cân trong quá trình niềng răng. Trong quá trình niềng răng, việc sụt cân phụ thuộc vào cơ địa và chế độ ăn uống của mỗi người. Thường thì giai đoạn đầu, khi mới đeo mắc cài, hầu hết mọi người sẽ gặp khó khăn trong ăn nhai, dẫn đến giảm cân.
Nếu bạn nhận thấy sự thay đổi về trọng lượng cơ thể, hãy điều chỉnh lại thói quen ăn uống hàng ngày. Thay vì những món ăn cứng, dai như đồ chiên hoặc đồ ăn nhanh, chọn những thức ăn mềm, nấu chín kỹ. Điều này không chỉ đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng mà còn không ảnh hưởng đến mắc cài.
Khi đã thích nghi với chế độ ăn uống mới, cân nặng của bạn sẽ dần ổn định trở lại. Vì vậy, đừng quá lo lắng về việc sụt cân trong giai đoạn niềng răng.
Khi tiến hành niềng răng, bác sĩ sẽ gắn các thiết bị chỉnh nha như mắc cài hoặc khay niềng để di chuyển răng về vị trí mong muốn. Quá trình này có thể gây cảm giác đau và làm răng yếu hơn bình thường, đặc biệt trong thời gian đầu.
Vì vậy, người niềng răng cần đặc biệt chú ý đến chế độ ăn uống của mình. Các thức ăn cứng, khó nuốt có thể gây tổn thương cho răng và ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Thay vào đó, người niềng răng nên ưu tiên các loại thực phẩm mềm, dễ nuốt.
Trong giai đoạn đầu, người niềng răng nên chọn các loại thức ăn như:
Sữa và các sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng lành mạnh, bổ sung protein, chất béo, vitamin và khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, sữa rất giàu canxi và vitamin D, có lợi cho sức khỏe răng miệng. Những người mới niềng răng có thể lựa chọn uống sữa tươi, ăn sữa chua, phô mai mềm, bơ mềm... mà không cần phải nhai quá nhiều.
Ngoài ra, các món ăn từ trứng cũng rất giàu vitamin D, tốt cho răng. Do đó, đây là một trong những nhóm thực phẩm quan trọng mà người đeo niềng răng không nên bỏ qua.
Mặc dù các loại rau củ quả cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho sức khỏe, nhưng không phải bất kỳ loại rau trái nào người đeo niềng cũng có thể ăn được.
Những người mới niềng răng nên lựa chọn ăn rau nấu chín mềm và trái cây mềm, cắt thành miếng hoặc xay nhuyễn thành sinh tố, ép lấy nước để uống.
Ngũ cốc là một lựa chọn tuyệt vời cho người niềng răng. Ngũ cốc thường dễ nhai và chứa nhiều chất dinh dưỡng, đặc biệt là tinh bột, cung cấp năng lượng hiệu quả cho cả ngày hoạt động.
Không thể bỏ qua thịt và hải sản khi niềng răng. Đây là nguồn protein dồi dào, đảm bảo cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, tránh tình trạng sụt cân. Tuy nhiên, cần nhớ cắt nhỏ trước khi ăn để tránh làm đau hoặc bung mắc cài niềng răng.
Khi đang trong quá trình niềng răng, bạn cần lưu ý một số loại thực phẩm cần tránh để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt nhất.
Những món ăn cứng như xương, kẹo, đá viên... sẽ gây ảnh hưởng lớn đến răng và hàm, khiến bạn cảm thấy đau nhức. Ngoài ra, những thực phẩm cứng này còn có thể tác động đến bề mặt răng, vị trí mắc cài và dây cung, thậm chí gây ra tình trạng dây cung bị đứt hoặc bung khay niềng ra khỏi răng. Do đó, để đảm bảo quá trình niềng răng diễn ra suôn sẻ, bạn nên tránh ăn những món đồ cứng trong thời gian này.
Khi niềng răng, cần tránh các loại thực phẩm có tính chất dẻo, dính như bánh dày, bánh nếp, kẹo dẻo. Lý do là vì chúng buộc hàm răng phải hoạt động liên tục, làm tăng tình trạng đau nhức. Hơn nữa, thức ăn dẻo rất dễ bám vào mắc cài, khó vệ sinh. Qua thời gian, điều này sẽ tạo thành các mảng bám vôi và là môi trường lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi, gây ra các bệnh về răng miệng.
Nhiệt độ thực phẩm ăn vào có thể ảnh hưởng trực tiếp đến lớp men răng. Ngoài ra, các món ăn quá nóng hoặc quá lạnh cũng có thể tác động đến mắc cài và dây cùng, gây ra hiện tượng giãn nở hoặc co lại.
Bên cạnh đó, những loại thực phẩm giòn, nhiều vụn như bánh mì, bánh quy, bim bim... cần phải hạn chế khi niềng răng. Bởi vụn thức ăn có thể bám sâu trong mắc cài hoặc các khe răng, rất dễ bị bỏ sót khi vệ sinh. Điều này có thể dẫn đến các bệnh lý răng miệng, làm kéo dài thời gian và ảnh hưởng đến kết quả niềng răng.
Các loại thực phẩm như bánh kẹo, thức ăn nhanh chứa nhiều tinh bột và đường, là yếu tố nguy cơ gia tăng sản sinh axit, gây ra các bệnh lý răng miệng như sâu răng. Việc tiêu thụ quá nhiều những loại thực phẩm này có thể dẫn đến các vấn đề về sức khỏe răng miệng.
Để đạt được hiệu quả tối ưu khi niềng răng chỉnh nha, ngoài chế độ ăn uống, cách chăm sóc răng miệng cũng đóng vai trò rất quan trọng. Các bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây:
Hy vọng với những thông tin trên đã giúp bạn có câu trả lời cho vấn đề niềng răng có giảm cân không. Có thể kết luận rằng, niềng răng không trực tiếp dẫn đến giảm cân, nhưng nó có thể gián tiếp hỗ trợ quá trình này thông qua việc thay đổi chế độ ăn uống của người bệnh. Tuy nhiên, người bệnh cần kết hợp niềng răng với các biện pháp khác như tập luyện thể dục, chế độ ăn uống hợp lý để đạt được hiệu quả tối ưu.
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.