Nhiều người sau khi bọc răng sứ cảm thấy mình bị hôi miệng. Vậy đâu là nguyên nhân và giải pháp cho tình trạng hôi miệng sau khi bọc răng sứ.
Hôi miệng sau khi bọc răng sứ là tình trạng mà rất nhiều người gặp phải. Tình trạng hôi miệng khiến chúng bạn ta không tự tin trong việc giao tiếp với mọi người và luôn mang tâm lý mặc cảm rất lớn. Vì thế, những phương pháp điều trị dứt điểm chứng hôi miệng sau khi bọc răng sứ trong luôn được nhiều người quan tâm.
Nhiều người gặp phải tình trạng hôi miệng khi bọc răng sứ
Bọc răng sứ là gì?
Bọc răng sứ là phương pháp làm trắng và đều răng bằng cách tiến hành mài đi những chiếc răng cần phục hồi thành một trụ nhỏ theo tỷ lệ nhất định. Tiếp theo đó, bác sĩ sẽ tiến hành mão những chiếc răng được làm từ sứ được theo đúng khuôn hàm của bệnh nhân, lắp cố định lên trụ răng bằng một loại xi măng nha khoa, tạo thành một chân răng mới hoàn hảo như mong muốn.
Nguyên nhân gây hôi miệng sau bọc răng sứ
Làm răng sứ có bị hôi miệng không? Câu trả lời là hôi miệng sau khi bọc răng sứ hoàn toàn có thể xảy ra nếu bạn mắc phải những tình trạng sau:
- Do quá trình chế tạo răng sứ không chuẩn xác, làm răng bị hở, bị lệch…khiến cho thức ăn sau khi ăn dính vào những khe hở. Từ đó vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây ra mùi hôi.
- Do các bác sĩ thực hiện bọc răng sứ chưa đủ chuyên môn, mài cùi răng không đúng hoặc lắp mão răng sứ không khít. Qua quá trình ăn uống thức ăn đọng lại các khe hở này và gây hôi miệng.
- Do chất lượng răng sứ không cao: nhất là răng sứ làm từ kim loại, sau một thời gian dài sử dụng, vi khuẩn và axit trong miệng sẽ gây tình trạng oxy hóa, khiến răng càng màu, có viền đen ở nướu và gây mùi hôi khó chịu.
- Do thực hiện vệ sinh không đúng cách: nhiều người không có thói quen thường xuyên vệ sinh răng miệng hoặc làm vệ sinh không đúng cách cũng sẽ tạo ra mùi hôi miệng sau khi bọc răng sứ.
- Răng bị kích ứng cũng có thể gây ra tình trạng hôi miệng khi bọc răng sứ.
Giải pháp ngăn chặn hôi miệng sau khi bọc răng sứ
Nếu bạn không may gặp phải tình trạng hôi miệng sau khi bọc răng sứ, hãy làm theo một trong những cách sau đây:
- Thay thế bằng một chiếc răng sứ mới tốt hơn nếu bạn gặp phải tình trạng kích ứng.
- Đến trung tâm nha khoa để bác sĩ tìm ra nguyên nhân gây hôi miệng sau khi bọc răng sứ và có cách điều trị triệt để.
- Nếu răng sứ gặp tình trạng không vừa với cùi răng bạn nên yêu cầu bác sĩ khắc phục để chiếc răng sứ được lắp vừa vặn nhất.
Đặc biệt, bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách để diệt vi khuẩn hôi miệng. Chải răng với lực nhẹ nhàng, đúng chiều, dùng chỉ nha khoa sau khi ăn và súc miệng bằng các loại dung dịch súc miệng chuyên dụng để ngăn ngừa tình trạng hôi miệng sau khi bọc răng sứ.
Bác sĩ sẽ giúp bạn giải quyết hôi miệng khi bọc răng sứ
Nguy cơ tiềm ẩn sau khi bọc răng sứ
Ngoài việc hôi miệng khi bọc răng sứ thì bạn cũng cần chú ý, nếu vấn đề kỹ thuật bọc răng sứ không đảm bảo sẽ gây ra những biến chứng tránh khỏi như:
- Tổn thương tủy răng do việc mài răng không đúng cách. Nếu trường hợp bệnh nhân không may bị chết tủy thì tổn thương sẽ còn trầm trọng hơn, rất dễ dẫn đến tình trạng viêm xương hàm.
- Bên cạnh đó có nguy cơ ảnh hưởng tới khớp nhai, ảnh hưởng tới nướu răng.
Chú ý gì để không hôi miệng sau khi bọc răng sứ?
Để tránh tình trạng hôi miệng khi bọc răng sứ thì ngoài chế độ ăn uống và chăm sóc răng miệng thường xuyên. Bạn cũng cần lưu ý đến những vấn đề sau đây để giữ được hàm răng sứ xinh đẹp, bền lâu như mong muốn.
Dùng chỉ nha khoa để vệ sinh răng là điều cần thiết
- Răng sứ cũng rất cần được chăm sóc như chính răng tự nhiên, thậm chí còn hơn thế nữa. Vì vậy, bạn cần phải thường xuyên vệ sinh răng miệng, tốt nhất là khoảng từ 2 – 3 lần/ngày. Sau khi đánh răng, bạn hãy súc miệng lại với dung dịch nước muối pha loãng hoặc các loại súc miệng chuyên dụng.
- Bạn nên dùng chỉ tơ nha khoa sau mỗi bữa ăn để làm sạch cặn thức ăn bám lại trong kẽ răng. Tuyệt đối không dùng tăm tre để xỉa răng, bởi vì chúng có thể khiến cho răng và nướu bị tổn thương.
- Hãy sử dụng loại bàn chải lông mềm để vệ sinh răng, chải răng theo phương dọc với lực vừa phải. Không nên đánh răng theo chiều ngang hay đánh răng quá mạnh tay.
- Nếu bạn có gặp phải thói quen nghiến răng hoặc phải cắn chặt răng khi ngủ, tốt nhất nên tìm cách khắc phục càng sớm càng tốt. Do thói quen này sẽ khiến lớp sứ trên răng bị mài mòn, dễ dàng sứt mẻ, gãy vỡ khi có lực tác động mạnh.
- Đi khám răng định kỳ 6 tháng/lần, điều này sẽ giúp bạn cũng như bác sĩ theo dõi được sát sao tình trạng của bạn. Nếu có những dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ có phương hướng xử lý kịp thời.
Để không gặp phải hôi miệng sau khi bọc răng sứ cũng như những biến chứng không đáng có. Tốt nhất bạn nên chọn cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện bọc răng sứ và có phương pháp vệ sinh, giữ gìn răng miệng đúng cách.
Bảo Hân