Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Sa tử cung không còn là tình trạng hiếm gặp ở phụ nữ. Tình trạng này có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho quá trình mang thai sau này nếu không được kiểm tra và can thiệp điều trị sớm. Vậy bạn đã biết gì về tình trạng sa tử cung?
Sa tử cung là gì? Đâu là dấu hiệu nhận biết sa tử cung? Cách kiểm tra sa tử cung ra sao? Hướng điều trị như thế nào và các biện pháp phòng ngừa cụ thể ra sao? Bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu sẽ cung cấp cho bạn đọc những thông tin cơ bản nhất để bạn đọc có thể giải quyết các câu hỏi trên một cách dễ dàng nhất.
Tử cung là một trong những cơ quan không thể thiếu của hệ thống sinh sản. Cơ quan này nằm trong vùng chậu và có hình dáng gần giống như quả lê. Đây là nơi mà thai làm tổ và phát triển. Trong suốt quá trình mang thai, tử cung không ngừng giãn nở để phù hợp với sự phát triển của em bé và sau khi sinh tử cung lại co hồi để trở lại kích thước như khi chưa có thai. Vậy sa tử cung là gì?
Sa tử cung còn được biết đến với nhiều tên gọi khác nhau, chẳng hạn như sa sinh dục hay sa dạ con. Tình trạng này xảy ra khi các cơ và dây chằng thuộc sàn chậu bị kéo căng và suy yếu. Sự suy yếu của các cấu trúc hỗ trợ cho phép tử cung có thể di chuyển ra khỏi vị trí bình thường vốn có và tụt vào phía trong của âm đạo. Tình trạng này có khả năng rút ngắn chiều dài của âm đạo, thậm chí là sa xuống và nhô ra phía ngoài qua cửa âm đạo.
Sa tử cung có thể khác nhau theo từng người và sự khác nhau này tùy thuộc vào sự nâng đỡ của tử cung bị yếu đi như thế nào. Sa tử cung được chia thành 2 mức độ:
Nếu như sa tử cung ở mức độ nhẹ, chị em có thể không nhận thấy bất cứ triệu chứng nào rõ ràng ngoại trừ việc cảm thận thấy hoặc nhìn thấy âm đạo căng phồng, cảm giác đau nhức lưng do căng dây chằng treo tử cung.
Tuy nhiên, nếu tử cung trượt ra khỏi vị trí xa hơn, có thể gây áp lực lên các cơ quan vùng chậu khác chẳng hạn như bàng quang, ruột… gây ra các triệu chứng như:
Theo các chuyên gia, việc đứng hoặc đi bộ trong thời gian dài có thể khiến các triệu chứng của sa tử cung nêu trên trở nên trầm trọng hơn bởi vận động nhiều sẽ khiến trọng lực tạo áp lực lên các cơ ở vùng chậu.
Thực tế cho thấy, không phải chị em nào cũng hiểu rõ về cách kiểm tra sa tử cung. Nhiều chị em băn khoăn việc kiểm tra sa tử cung có thể tiến hành tại nhà được không hay bắt buộc phải đến viện?
Theo các chuyên gia, việc chẩn đoán xác định sa tử cung chủ yếu dựa trên việc bác sĩ thăm khám vùng chậu và kiểm tra xem tử cung có nằm đúng vị trí không hay đã có dấu hiệu sa.
Trong quá trình thăm khám phụ khoa, bác sĩ có thể yêu cầu bạn nằm ngửa hoặc đứng và rặn để kiểm tra sàn chậu. Điều này sẽ giúp bác sĩ đánh giá được mức độ tử cung trượt vào âm đạo của bạn. Đồng thời, bác sĩ có thể yêu cầu bạn đứng hoặc nằm và siết chặt cơ sàn chậu để kiểm tra sức mạnh của cơ sàn chậu.
Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ kiểm tra âm đạo và tử cung dưới sự hỗ trợ của mỏ vịt từ đó giúp phát hiện khối u hoặc khối phồng do tử cung sa xuống ống âm đạo.
Để đưa ra chẩn đoán chính xác nhất về tình trạng sa tử cung, bác sĩ có thể chỉ định bạn làm thêm một số thăm dò cận lâm sàng như siêu âm và xét nghiệm niệu động học. Trong đó, siêu âm sẽ giúp phát hiện sớm các bệnh phụ khoa liên quan còn xét nghiệm niệu động học sẽ được chỉ định khi nghi ngờ búi sa tử cung chèn ép lên bàng quang.
Sau khi đã thực hiện các cách kiểm tra sa tử cung và phát hiện bệnh, tuỳ thuộc vào mức độ của bệnh và mong muốn của bệnh nhân có muốn có em bé trong tương lai nữa hay không mà bác sĩ sẽ vạch ra hướng điều trị phù hợp.
Các phương pháp điều trị sa tử cung bao gồm:
Cắt tử cung là phương pháp cổ điển nhất trong điều trị phẫu thuật sa tử cung. Phương pháp này có thể được áp dụng trong các trường hợp sa tử cung nặng và tuỳ thuộc vào tình trạng cụ thể của từng trường hợp mà bác sĩ sẽ cắt một phần hoặc cắt toàn bộ tử cung.
Ngoài ra, treo tử cung qua đường nội soi ổ bụng, mở bụng hở hay qua âm đạo nhằm hồi phục cấu trúc sàn chậu và sự nâng đỡ tử cung cũng là một trong những phương pháp phẫu thuật điều trị sa tử cung.
Ngoài phẫu thuật, tình trạng sa tử cung có thể được cải thiện thông qua một số phương pháp khác như:
Để giảm nguy cơ phải đối mặt với tình trạng sa tử cung, chị em có thể áp dụng một số mẹo nhỏ dưới đây:
Trên đây là toàn bộ những thông tin cơ bản về tình trạng sa tử cung mà Nhà thuốc Long Châu muốn chia sẻ đến quý độc giả. Mong rằng, qua bài viết hôm nay, bạn đọc sẽ hiểu hơn về tình trạng này đồng thời nắm được cách kiểm tra sa tử cung, phương pháp điều trị cũng như các mẹo ngăn ngừa tình trạng sa tử cung. Hãy tiếp tục theo dõi kênh sức khoẻ của Nhà thuốc Long Châu để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích bạn nhé.
Xem thêm: Siêu âm có phát hiện sa tử cung không?
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải
Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...