Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Mảng bám là lớp màng mỏng không màu hoặc màu vàng nhật, hình thành liên tục trên răng bởi thức ăn thừa, vi khuẩn và nước bọt trong khoang miệng.
Mảng bám trên răng nguyên nhân chính của bệnh sâu răng và viêm nha chu ở trẻ nhỏ, đồng thời nếu không được làm sạch, sau một thời gian sẽ bị cứng lại, vôi hóa và bám chặt vào răng gây mất thẩm mỹ và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng của bé.
Các vụn thức ăn thừa sau khi nhai sẽ tích tụ trong miệng, kết hợp với nước bọt tạo ra những màng mỏng bám trên bề mặt răng. Đồng thời, các vi khuẩn S.mutans tiết ra men chuyển hóa đường, chuyển Glucose có trong thức ăn thành Glucan màu trắng có tính bám dính. Sau khoảng nửa tiếng, lớp màng Glucan này sẽ cứng lại và bám chặt vào thân răng, bắt đầu của việc xuất hiện các mảng bám.
Ở trẻ, việc chăm sóc răng miệng đúng cách là điều không dễ dàng, phần lớn các bé đều không hứng thú với vệ sinh răng hằng ngày. Ngoài ra, do thói quen sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt,... nên các mảng bám hình thành các dễ dàng và nhiều hơn, tập trung ở những nơi khó nhìn thấu như kẽ răng, viền nướu, phía trong răng, tạo điều kiện để gây ra các vấn đề về răng miệng ở trẻ như sâu răng, răng ố vàng,...
Các vụn thức ăn thừa sau khi nhai sẽ tích tụ trong miệng hình thành mảng bám trên răng bé
Mảng bám: Mảng bám là một lớp màng liên tục được tạo ra ở bề mặt răng, vì có tính bám dính nên thức ăn thừa rất dễ tích tụ tại đây và hình thành môi trường lý tưởng cho vi khuẩn phát triển. Mảng bám có thể dễ dàng bị loại bỏ nếu đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa đúng cách. Nếu không, các vi khuẩn có khả năng lên men thức ăn có trong mảng bám sẽ tiết ra axit phá hủy cấu trúc răng gây sâu răng và kích ứng làm viêm lợi.
Cao răng: Nếu mảng bám không được lấy thì lâu ngày nó sẽ lắng đọng canxi và các chất khoáng khác sau cứng dần và tạo thành cao răng. Cao răng ban đầu có màu trắng, theo thời gian sẽ chuyển sang nâu hoặc đen và bám chắc vào răng của trẻ. Một khi mảng bám đã chuyển thành cao răng thì không thể sử dụng các biện pháp chăm sóc răng miệng bình thường như đánh răng hay chỉ nha khoa để loại bỏ được mà phải dùng những dụng cụ chuyên dụng của nha sĩ.
Vi khuẩn ở cao răng không đơn giản gây sâu răng hay viêm lợi như mảng bám mà còn làm gây tụt lợi, hở chân răng, làm răng lung lay và dẫn đến mất răng sau này.
Những mảng bám là môi trường sinh sôi của rất nhiều loại vi khuẩn, trong đó phải kể đến 2 loại vi khuẩn gây ra các vấn đề răng miệng thường gặp ở trẻ là: Vi khuẩn gây sâu răng S.mutans và vi khuẩn gây viêm lợi P.gingivalis.
Vi khuẩn S.mutans có trong lớp Glucan bám trên bề mặt răng, chúng lên men đường Glucose và tạo ra axit làm giảm độ pH, sự giảm pH liên tục sẽ khử đi các chất khoáng trên bề mặt răng, làm mất vôi ở các mô cứng, phá hủy cấu trúc răng, tạo thành lỗ sâu răng.
Vi khuẩn P.gingivalis trong mảng bám tiết ra men Gingipain phân giải Protein, phá hủy mô lợi, khiến các túi xung quanh răng sâu hơn, dễ mắc các bệnh như viêm nướu, viêm nha chu,... Điều này làm vùng chân răng yếu đi, răng bị lung lay và dễ gãy, rụng. Đồng thời, Gingipain còn liên kết với vi khuẩn gây bệnh quanh răng, hình thành Biofilm khiến tình trạng viêm lợi càng trở nên nghiêm trọng.
Không những thế, các mảng bám trên răng ở trẻ còn chứa các vi khuẩn sinh mùi, gây ra chứng hôi miệng làm hơi thở của các bé không còn được thơm tho.
Mảng bám nếu không được loại bỏ sẽ hình thành nên cao răng, dễ nhận thấy là các vết đen bám chắc trong kẽ răng của trẻ và không thể loại bỏ bằng cách đánh răng thông thường. Khi mảng bám đã chuyển sang trạng thái cao răng sẽ gây nhiều tác hại nguy hiểm hơn như hở chân răng ê buốt, viêm tủy răng, tụt lợi,... và gây mất thẩm mỹ cho hàm răng. Cao răng cần phải đến phòng khám nha khoa mới điều trị được và thường mất chi phí khá cao.
Tác hại của mảng bám trên răng
Trẻ nhỏ thường chưa ý thức việc vệ sinh răng miệng đều đặn và đúng cách nên các mảng bám trên răng thường không được loại bỏ hoàn toàn, gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng.
Có nhiều phương pháp để tẩy sạch mảng bám, nhưng không phải phương pháp nào cũng có thể áp dụng với trẻ em vì trạng thái răng miệng của các bé vẫn còn khá nhạy cảm. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo một số cách ứng với từng độ tuổi của trẻ sau đây:
Chắc hẳn nhiều người sẽ cảm thấy khó hiểu tại đây, trẻ chưa mọc răng thì lấy đâu ra mảng bám. Đúng là như vậy nhưng ba mẹ cũng nên làm sạch khuôn miệng của bé, hạn chế sữa đọng lại nướu răng và lưỡi của bé. Công tác chuẩn bị này sẽ tạo thói quen để khi trẻ bắt đầu mọc răng thì sẽ dễ thực hiện hơn.
Đây là độ tuổi bé bắt đầu mọc răng nên rất quan trọng, phụ huynh cần đặc biệt lưu tâm.
Ba mẹ cần hướng dẫn và giúp con thực hiện việc đánh răng đúng cách. Nên lựa chọn các loại bàn chải có lông mềm để không làm tổn thương nướu. Chải răng 2 lần 1 ngày và cũng có thể cho trẻ sử dụng nước muối pha loãng để súc miệng. Thực hiện đúng cách và thường xuyên mỗi ngày thì các mảng bám trên răng sẽ được loại bỏ, ba mẹ không cần lo lắng về tình trạng cao răng, sâu răng hay các bệnh về răng miệng khác.
Hướng dẫn bé đánh răng đúng cách để tạo thói quen sớm
Ở giai đoạn này, con đã có thể tự mình đánh răng súc miệng hằng ngày nên ba mẹ chỉ cần giám sát quá trình chăm sóc răng miệng của trẻ để đảm bảo các bé thực hiện đúng cách và đủ thời gian tối thiểu. Phụ huynh cần hạn chế cho con sử dụng các loại thực phẩm nhiều đường như bánh, kẹo, nước ngọt có gas,... đây là những nguyên nhân cơ bản hình thành mảng bám.
Đồng thời, nếu cần thiết ba mẹ cũng có thể tìm hiểu và hướng dẫn cho con dùng chỉ nha khoa để tăng hiệu quả vệ sinh răng miệng của mình.
Bên cạnh đó, phụ huynh cần theo dõi sức khỏe răng miệng của trẻ, khi bắt đầu có những dấu hiệu bất ổn, phụ huynh nên nhanh chóng đưa trẻ đến các nha khoa uy tín thăm khám để tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
Trên đây là những chia sẻ của Nhà thuốc Long Châu về nguyên nhân, tác hại cũng như cách làm sạch mảng bám trên răng ở trẻ nhỏ. Hi vọng thông qua bài viết này, quý phụ huynh sẽ rút ra được những kiến thức bổ ích trong việc bảo vệ sức khỏe răng miệng cho các bé cưng.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.