Có cách nhận biết hen suyễn nào chính xác để biết bạn có bị bệnh này không? Bởi hen suyễn là căn bệnh không lây, ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống người bệnh.
1. Cách nhận biết hen suyễn
Những dấu hiệu nghi ngờ bạn bị bệnh hen suyễn
- Ho khò khè vào đêm hoặc gần sáng: Có cơn khò khè tái đi phát lại, bị ho nhiều và tăng vào ban đêm hoặc khi gần sáng, ho sau khi tập thể dục hay làm gắng sức. Tiếng khò khè nghe như tiếng rít hoặc the thé.
- Khó thở: bạn bị vào một mùa nào đó hay khi thời tiết thay đổi đột ngột, ho hay khó thở khi hít phải một chất dị ứng nào đó và có thể kéo dài từ 7-10 ngày.
Khó thở, thở không ra hơi dù chỉ làm hoạt động nhỏ là dấu hiệu có thể bạn bị hen suyễn
Nếu có 1 trong những dấu hiệu trên thì bạn bị nghi ngờ có bệnh hen suyễn. Ngoài ra, còn có một số cách nhận biết hen suyễn khác giúp bạn nghi ngờ đến bệnh hen suyễn như: tiền sử gia đình: mắc bệnh các bệnh dị ứng như chàm, viêm mũi dị ứng hay gia đình có người bị hen suyễn.
Cách chuẩn đoán bạn có bị hen suyễn hay không?
Nếu nghi ngờ bị hen suyễn, bạn nên đến gặp bác sĩ để được xác định và chẩn đoán. Khi đó, bác sĩ sẽ chỉ định cho bạn đi đo chức năng phổi bằng máy hô hấp ký hoặc lưu lượng đỉnh kế. Cho đến thời điểm này, hô hấp ký vẫn là công cụ có giá trị nhất có thể chẩn đoán hen suyễn và được chấp nhận là tiêu chuẩn vàng. Đây là một xét nghiệm không xâm lấn (tức là không làm bệnh nhân đau), nhất là hoàn toàn không độc hại. Từ kết quả, các bác sĩ sẽ xác định và phân tích xem bạn có bị tắc nghẽn đường thở hay không? mức độ tắc nghẽn nặng hay nhẹ và có đáp ứng với thuốc dãn phế quản hay không? Dựa vào những thông tin này kết hợp với hỏi bệnh sử và khám lâm sàng sẽ là cách nhận biết hen suyễn, sau đó các bác sĩ sẽ quyết định bạn có bị mắc bệnh này hay không?
Các bác sỹ thường dùng máy hô hấp ký để xác định bạn có bị bệnh hen suyễn hay không?
2. Bệnh hen suyễn có chữa trị dứt điểm được không?
Với những cách nhận biết hen suyễn như trên cùng kết luận của bác sỹ, bạn có thể biết được mình có bị bệnh này không? Theo như các bác sỹ cho biết, bệnh hen suyễn là căn bệnh mãn tính, tới nay chưa có thuốc nào chữa khỏi được căn bệnh này hoàn toàn. Tuy nhiên, nếu biết áp dụng đúng biện pháp điều trị thích hợp thì người bệnh vẫn có thể học tập và sinh hoạt bình thường:
Tránh các yếu tố nguy cơ
- Thuốc lá: Đây là hành động bạn nên tránh tuyệt đối khi bị bệnh, cha mẹ không hút thuốc lá trong nhà và những nơi gần trẻ, đặc biệt là gần những người được chuẩn đoán là mắc bệnh hen suyễn.
- Bụi nhà, nấm mốc: Thường xuyên lau dọn nhà cửa, phòng ngủ sạch sẽ. Hạn chế mức độ ẩm thấp trong nhà tối đa. Lau dọn những khu vực dễ ẩm thấp, nên thường xuyên giặt chăn, màn, ga, gối bằng nước nóng và phơi khô chúng dưới ánh nắng mặt trời.
- Lông thú nuôi: Cần cho người bị hen suyễn tránh tiếp xúc với thú nuôi như chó, mèo, chim…
- Phấn hoa: Tránh bày hoa trong phòng ngủ người bị bệnh, nên sử dụng khẩu trang khi ra ngoài trong thời điểm phát tán nhiều phấn hoa.
Không cho bé chơi hoặc tiếp xúc gần với thú cưng như chó để tránh tình trạng bệnh hen suyễn nặng
Dùng thuốc đúng đắn
Dùng thuốc theo chỉ định của bác sỹ đều đặn, tránh ngưng thuốc đột ngột khi thấy bệnh đã ổn định nhé. Đồng thời, người bệnh có thể dùng thêm sản phẩm hỗ trợ như Toàn lộc Bổ phế Kingphar được kết hợp bởi các thành phần thảo dược quý như: cây tầm ma, cỏ long ba, thiên môn đồng, tiên hồ…giúp trị ho, bổ phế, ngăn chặn các cơn hen hiệu quả.
Việc chẩn đoán sớm sẽ giúp kiểm soát bệnh hen suyễn tốt hơn và đem lại cho người bệnh cuộc sống tốt đẹp. Do vậy, bạn phải nắm vững cách nhận biết hen suyễn để khi có dấu hiệu thì đi khám bệnh và điều trị ngay nhé.
Thanh Hoa