Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Cách nhận biết cúm A (H1/N1) và bạn cần phải làm gì khi nghi ngờ mắc cúm A?

Ngày 23/02/2020
Kích thước chữ

Cúm A/H1N1 là loại virus gây bệnh cảm cúm ở người, nó có khả năng tấn công sâu vào các tế bào phổi và dẫn tới tử vong trong những trường hợp nghiêm trọng. Vậy cách nhận biết như thế nào và cần phải làm gì khi nghi ngờ mắc cúm A (H1/N1).

Cúm A (H1/N1) là một trong những bệnh lý cảm cúm nguy hiểm, có khả năng phát triển thành đại dịch và dễ lan nhanh thành đại dịch. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dễ dẫn đến tử vong. Bài viết hôm nay sẽ giúp bạn hiểu thêm về loại cúm này cũng như cách nhận biết và những điều cần phải làm khi nghi ngờ bị mắc cúm A (H1/N1). Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Cách nhận biết các triệu chứng của bệnh cúm A/H1N1

Virus cúm A (H1/N1) là một loại virus có khả năng lây lan khá nhanh và đã từng gây ra nhiều trận dịch lớn trên toàn thế giới với tỷ lệ tử vong cao. Cúm A (H1/N1) thường dễ mắc và bùng phát thành dịch vào mùa đông xuân. Virus cúm A (H1/N1) rất dễ lây từ người bệnh thường dễ lây trực tiếp từ người sang người và có khả năng tồn lại rất lâu ngoài môi trường. 

Virus cúm A (H1/N1) đặc biệt sống lâu trong môi trường nước (4 ngày ở nhiệt độ khoảng 22 độ C và 30 ngày ở nhiệt độ 0 độ C). Còn đối với những bề mặt phẳng như mặt bàn, ghế, tủ, tay vịn… thì cúm A (H1/N1) có thể tồn tại từ 24h-48h và trên quần áo là 8h-12h. Cúm A không chỉ tấn công vào các tế bào thuộc phần trên của hệ hô hấp mà còn có tấn công sâu vào tế bào phổi và có thể gây tử vong.

cach-nhan-biet-cum-ah1-n1-va-ban-can-phai-lam-gi-khi-nghi-ngo-mac-cum-a-h1n1

Cách nhận biết các triệu chứng của bệnh cúm A (H1/N1)

Đối tượng dễ mắc virus cúm A (H1N1) thường là trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ đang mang thai và những người đang bị các bệnh mãn tính như đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Bệnh có dao động từ nhẹ đến nặng, có những người tự hồi phục không cần điều trị bằng thuốc nhưng cũng có những trường hợp phải nhập viện, thậm chí là tử vong. Các triệu chứng điển hình của cúm A thường là:

- Bệnh nhân sẽ bị sốt trên 38 độ C, ớn lạnh, rét run, đau họng, ho, ngạt mũi, sổ mũi, đau đầu, đau nhức cơ thể, mệt mỏi.
- Một số cơ địa còn có triệu chứng buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy.
- Nặng hơn sẽ dẫn đến tình trạng khó thở, viêm phổi.

Các triệu chứng này của cúm A (H1/N1) rất giống với bệnh cảm cúm thông thường nên rất khó để phân biệt. Cách tốt nhất là bạn hãy đến các cơ sở y tế uy tín để khám và xét nghiệm dịch mũi họng nếu thấy các triệu chứng kể trên. Đặc biệt là vào những thời điểm nhạy cảm của cúm A (H1/N1).

Cúm A/H1N1 lây truyền như thế nào?

Cúm A/H1N1 có thể dễ dàng lây bệnh trực tiếp từ người sang người cũng như các chủng cúm mùa thông thường khác và có thể phát triển nhanh thành đại dịch. Thường virus cúm A sẽ lây lan qua những con đường sau: 

- Lây qua đường hô hấp: Virus cúm A có thể dễ dàng lây qua các dịch tiết, giọt nước khi người bị nhiễm bệnh ho, hắt hơi văng bắn ra ngoài môi trường.

- Lây qua đường tiếp xúc: Virus cúm A có thể tồn tại lâu trên các bề mặt phẳng nên khi bạn vô tình chạm tay vào bề mặt, các đồ vật sẽ dễ bị dính virus. Sau đó, chạm tay lên mắt, mũi, miệng khiến virus xâm nhập nhanh vào cơ thể. 

- Thời gian cúm A/H1N1 lây truyền từ người sang người là 1 ngày trước khi khởi bệnh và kéo dài 7 ngày sau khi khởi bệnh Việc dùng chung đồ dùng, ly uống nước, hoặc bàn chải đánh răng với người bệnh cũng có thể lây nhiễm virus cúm A/H1N1.

cach-nhan-biet-cum-ah1-n1-va-ban-can-phai-lam-gi-khi-nghi-ngo-mac-cum-a-h1n1-1

Bệnh cúm A(H1/N1) thường lây truyền từ người sang người

Phải làm gì khi nghi ngờ mắc cúm A/H1N1?

Thực hiện xét nghiệm

Nếu thấy có các triệu chứng của bệnh cúm A (H1/N1) thì việc bạn cần làm là phải đến các cơ y tế để thực hiện xét nghiệm để xác định chính xác xem có phải cúm A/H1N1 hay không, đặc biệt là ở thời điểm đang trong đợt dịch.Hãy khám bác sĩ khi có các dấu hiệu sau: 

- Đối với trẻ em: Trẻ có cảm giác khó thở, thở nhanh, da xanh, niêm mạc nhợt. Không uống được nước, nôn mửa nhiều lần hay nôn liên tục. Trẻ ngủ li bì, mệt không chịu chơi. Có thể hết sốt 1 - 2 ngày, đỡ sổ mũi, nhưng sau đó lại sốt, ho nhiều hơn.
- Đối với người trưởng thành: Khó thở, thở nhanh, có cảm giác đau, chèn ép ngực, bụng. Hay bị choáng, đầu óc không tỉnh táo, nôn mửa liên tục và tăng lên nhiều lần. Tình trạng dần một nặng lên, ho sốt ngày càng nặng lên.

cach-nhan-biet-cum-ah1-n1-va-ban-can-phai-lam-gi-khi-nghi-ngo-mac-cum-a-h1n1-2Cần phải làm gì khi nghi ngờ mắc cúm A (H1/N1)

Cách ly khi bị bệnh và uống thuốc theo chỉ định

Khi bị bệnh bạn nên ở nhà ít nhất là 24 giờ sau khi hết sốt (không sử dụng thuốc giảm sốt). Tránh đến những nơi đông người, đặc biệt là các trường học, cách ly với người thân và bạn bè để tránh lây lan virus cúm cho người khác. Nên sử dụng thuốc đúng liều mà các bác sĩ đã kê và dự trữ thuốc theo đơn. 

Vệ sinh không gian sống

Đối với đồ dùng như quần áo, vải lanh của người bệnh cần phải được rửa sạch, tiệt trùng. Tách riêng đồ dùng của người bệnh để phòng tránh lây lan.

Hy vọng bài viết trên đây sẽ giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích và biết được cần phải làm gì khi nghi ngờ bị mắc cúm A (H1/N1). Cúm A/H1N1 là một bệnh lý nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng của bạn và gia đình bạn. Vì vậy, hãy chủ động bảo vệ bản thân bằng cách luôn giữ cơ thể khỏe mạnh, không để bị nhiễm lạnh, tiêm vắc xin phòng cúm. Và đặc biệt, đeo khẩu trang và nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được khám và chuẩn đoán bệnh kịp thời.

Thủy Phan

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thanh Hải

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Dược Hà Nội, với hơn 10 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện là giảng viên giảng dạy các môn Dược lý, Dược lâm sàng,...

Xem thêm thông tin
Chủ đề:Cảm cúm