Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm cấp tính do vi rút sởi gây nên. Hãy biết cách nhận biết bệnh và mụn sởi như thế nào cho đúng để hạn chế các biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
Bệnh sởi lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm dễ gây dịch và là một trong những nguyên nhân tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi. Sởi có thể phát bệnh trong cả năm nhưng thường gặp nhất vào mùa xuân khi nhiệt độ và độ ẩm không khí cao, các vi rút, vi khuẩn sinh sôi, nảy nở và phát triển nhanh. Bệnh này có tốc độ lan rất nhanh, khoảng 90% số trẻ tiếp xúc với người mắc sởi thì sẽ bị lây bệnh.
Những trẻ nhỏ có nguy cơ mắc sởi cao là các bé có thể trạng yếu, trẻ bị sinh non, trẻ không được tiêm phòng vắc-xin phòng ngừa đầy đủ. Mặc dù là căn bệnh lành tính nhưng nếu không được kịp thời phát hiện và chăm sóc, điều trị đúng cách, trẻ có thể bị biến chứng dẫn đến tử vong. Người lớn cũng có thể mắc bệnh sởi nếu cơ thể không đủ miễn dịch với bệnh.
Khi trẻ bị mắc bệnh sởi sẽ có những triệu chứng riêng, vì vậy, các bậc phụ huynh nên lưu tâm khi thấy con mình có biểu hiện như sau:
Thời kỳ ủ bệnh: Trẻ có thể sẽ bị sốt nhẹ.
Thời kỳ khởi phát
Dễ lây nhất, kéo dài từ 3 đến 5 ngày với các biểu hiện: trẻ sốt nhẹ hoặc sốt cao 39.5 độ đến 40 độ C, kèm theo các triệu chứng như mệt mỏi, co giật, nhức đầu, đau cơ, đau khớp.
Ngoài ra còn chảy nước mắt, kết mạc mắt đỏ, sợ ánh sáng, giác mạc và mi mắt có thể bị sưng phù, trẻ bị hắt hơi, sổ mũi, ho đàm, khàn giọng. Bên cạnh đó có thể gây viêm thanh quản co rút, hoặc nếu có triệu chứng viêm long đường tiêu hóa sẽ gây tiêu chảy.
Thời kỳ phát ban
Các nốt ban, mụn sởi xuất hiện đầu tiên ở sau tai, sau đó lan dần lên 2 bên má, cổ, ngực, bụng rồi đến các phần chi trên trong vòng 24 giờ. Trong 24 giờ kế tiếp, mụn sởi lan xuống lưng, bụng, 2 tay và 2 chân trong từ ngày thứ 2 đến ngày thứ 3 của bệnh. Nối mụn sởi có màu hồng nhạt, ấn vào mất, thường kết dính lại.
Trong trường hợp nhẹ, mụn sởi mọc thưa thớt. Đối với những trường hợp nặng, mụn mọc dày đặc cả lòng bàn tay, bàn chân, đôi khi bị xuất huyết cơ thể với các hiểu hiện như máu mũi, miệng, và xuất huyết đường tiêu hóa.
Thời kỳ phục hồi
Như đã đề cập, ở thời kì này, mụn sởi bay đi theo trình tự xuất hiện sẽ để lại vùng da bị ảnh hưởng những vết thâm đen trên bề mặt da.
Hy vọng rằng, thông qua bài viết này bạn đã biết cách nhận biết bệnh sởi và mụn sởi như thế nào. Chúc bạn sức khỏe.
Nguyễn Hà
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.