Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách nhận biết, phòng tránh và điều trị thóp trẻ sơ sinh bị lõm như thế nào?

Ngày 21/02/2023
Kích thước chữ

Tình trạng thóp ở trẻ sơ sinh được rất nhiều các bậc cha mẹ quan tâm, đặc biệt là những người lần đầu được làm mẹ. Nắm bắt được tâm lý đó cùng với nhiều thắc mắc của các quý cha mẹ, Nhà thuốc Long Châu xin giải đáp thắc mắc về cách nhận biết cũng như phòng tránh và điều trị thóp trẻ sơ sinh bị lõm qua bài viết dưới đây!

Thóp trẻ sơ sinh bị lõm khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng, hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm nguyên nhân cũng như những phương pháp điều trị tình trạng thóp bị lõm ở trẻ sơ sinh nhé!

Đặc điểm chung về thóp trẻ sơ sinh

Thóp trẻ sơ sinh là bộ phận quan trọng và khá nhạy cảm đối với trẻ, thóp phần nào phản ánh tình trạng bệnh lý cũng như sinh lý ở trẻ sơ sinh.

Ngoài tên gọi là thóp, còn có tên gọi khác là cửa đỉnh đầu, nghĩa là nơi xương đỉnh đầu của trẻ chưa được khép kín hoàn toàn. Thóp trẻ có 2 phần, là thóp trước và thóp sau. Thóp trước luôn lớn hơn thóp sau và nằm trên đỉnh đầu được tạo bởi xương đỉnh và xương trán, có hình thoi hay hình cánh diều. Trong khi đó, thóp sau được tạo bởi xương đỉnh và xương chẩm có hình tam giác.

Bình thường, kích thước thóp trước ở trẻ sẽ liên tục thay đổi. Ngày đầu sau khi sinh, thóp trước thay đổi kích thước từ 0,6cm - 3,6cm trung bình là 2,1cm. Ở trẻ nhũ nhi da đen sẽ có kích thước thóp trước lớn hơn 1,4 - 4,7cm. Còn ở em bé đẻ non, kích thước thóp sẽ đạt được kích thước giống trẻ đủ tháng khi trẻ đủ tháng.

Thóp trước (anterior fontanel) sẽ đóng khi trẻ 8 - 24 tháng tuổi, trung bình 13,8 tháng. Tỷ lệ đóng thóp lúc 3 tháng là 1%, 12 tháng là 38%, 24 tháng là 96%. Thóp trước ở bé gái có xu hướng đóng sớm hơn ở bé trai.

Thóp sau (posterior fontanel) có kích thước nhỏ hơn thóp trước, chỉ bằng đầu móng tay và gần như khép lại. Do kích thước nhỏ hơn nên thóp sau sẽ đóng trước, thường là 3 - 4 tháng sau sinh. Lưu ý rằng, kích thước của thóp sau sinh không dự đoán khi nào thóp sẽ đóng.

Thóp giữ vai trò quan trọng trong lúc mẹ chuyển dạ sinh con. Cụ thể, ở trẻ sơ sinh các xương đầu liên kết với nhau bởi các mô và ngăn cách bởi thóp. Khi chuyển dạ, thóp trẻ sẽ linh hoạt, ép sát xương vào nhau giúp cho trẻ dễ dàng lọt qua đường âm đạo ra ngoài. Ngoài ra, thóp còn có vai trò tạo không gian giúp cho não trẻ phát triển bình thường giống như người trưởng thành.

Cách nhận biết, phòng tránh và điều trị thóp trẻ sơ sinh bị lõm như thế nào? 1 Thóp trẻ sơ sinh là bộ phận quan trọng và khá nhạy cảm đối với trẻ

Các nguyên nhân gây thóp trẻ sơ sinh bị lõm

Hầu hết, thóp trẻ sơ sinh phập phồng theo nhịp thở hoặc lõm vào rồi trở về trạng thái bình thường. Nguyên nhân là do lưu lượng máu chảy qua vị trí này. Tuy nhiên, không vì vậy mà quý phụ huynh lơ là chủ quan, trong một số tình huống thóp trẻ sơ sinh bị lõm là cảnh báo một tình trạng nguy hiểm, là biểu hiện của một vài bệnh lý sau:

  • Do trẻ bị thiếu nước: Phần lớn thóp lõm ở trẻ sơ sinh là do nguyên nhân này. Thiếu nước khiến cơ thể không duy trì được đủ lượng chất lỏng cần thiết cho hoạt động bình thường. Thiếu nước, thiếu dịch là tình trạng hết sức nguy hiểm cho trẻ, cha mẹ cần lưu ý để nhận biết các dấu hiệu để đưa trẻ đến khám các cơ sở y tế kịp thời, tránh xảy ra các biến chứng khó lừng.
  • Suy dinh dưỡng: Trẻ có dấu hiệu mất nước như háo nước, da khô, nếp véo da mất chậm, tóc khô dễ gãy rụng, kèm thêm tình trạng thiếu cân, trẻ mệt mỏi hay thờ ơ và khiến thóp lõm ở trẻ trở nên nguy hiểm hơn.
  • Viêm đại tràng nhiễm độc cấp tính: Thóp lõm do viêm đại tràng nhiễm độc cấp tính gây tình trạng thỏm lõm là một trong số các trường hợp hiếm gặp, tuy nhiên có thể đe dọa tính mạng và thường do nhiễm trùng hoặc là biến chứng của bệnh căn viêm ruột. Khi mắc bệnh lý này, trẻ cần được phẫu thuật điều trị. 
  • Bệnh Kwashiorkor: Được gọi là hội chứng thiếu đa dinh dưỡng ở trẻ nhỏ, do trẻ thiếu protein năng lượng. Đặc biệt nguy hiểm là ngay cả khi đã được điều trị thì trẻ bị bệnh này cũng khó có thể đạt được khả năng phát triển đầy đủ. Tuy nhiên, nếu trẻ không được phát hiện và điều trị sớm có thể khiến trẻ bị khuyết tật vĩnh viễn cả về thể chất lẫn tinh thần. Trường hợp không chịu điều trị, sẽ dẫn đến hôn mê, sốc và nặng nhất là trẻ tử vong.
  • Đái tháo nhạt: Đái tháo nhạt không phải một dạng của đái tháo đường, mà là tình trạng hiếm gặp, xảy ra do thận trẻ không thể giữ nước dẫn đến thóp trẻ bị lõm. Tùy từng mức độ, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra các phương pháp điều trị khác nhau với từng loại bệnh.
Cách nhận biết, phòng tránh và điều trị thóp trẻ sơ sinh bị lõm như thế nào? 2 Đây là hình ảnh thóp trẻ sơ sinh bị lõm

Chẩn đoán và điều trị thóp lõm ở trẻ sơ sinh

Thông thường, bác sĩ sẽ hỏi bệnh và khám bệnh qua đó đưa ra chẩn đoán bệnh và chẩn đoán nguyên nhân cho trẻ.

  • Hỏi bệnh: Hỏi các triệu chứng bất thường ở trẻ, hỏi tình trạng thóp lõm (thời gian xuất hiện, biểu hiện...)
  • Khám thực thể: Kiểm tra thể chất gồm quan sát, đánh giá các chỉ số sinh trắc của trẻ), khám thóp (đánh giá kích thước, độ phồng hay lõm). Nếu thóp lõm, phần lớn do tình trạng thiếu nước.
  • Chỉ định xét nghiệm: Các xét nghiệm cơ bản liên quan như công thức máu, trong phân tích nước tiểu, các xét nghiệm chẩn đoán nguyên nhân... Xét nghiệm công thức máu mục đích đo số lượng tế bào hồng cầu, bạch cầu và các thành phần của chúng để đánh giá tình trạng nhiễm trùng, thiếu máu. Ngoài ra, xét nghiệm nước tiểu đánh giá nhiễm trùng đường tiểu. các xét nghiệm khác có thể làm như xét nghiệm chuyển hóa nhằm đánh giá mức độ hóa chất trong cơ thể phân hủy và cơ thể bé đã sử dụng các thực phẩm khác nhau như thế nào.
Cách nhận biết, phòng tránh và điều trị thóp trẻ sơ sinh bị lõm như thế nào? 3 Cách khám thóp ở trẻ sơ sinh gồm đánh giá kích thước và độ phồng hay lõm của thóp

Sau khi hỏi bệnh, thăm khám, có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán nguyên nhân thóp lõm ở trẻ, rồi đưa ra phác đồ điều trị thích hợp theo nguyên nhân gây bệnh. Các phương pháp điều trị cụ thể như sau:

  • Tăng hấp thu chất lỏng: phương pháp này áp dụng cho nguyên nhân thóp lõm do mất nước. Áp dụng bằng cách cho trẻ bú đầy đủ và thường xuyên, tăng số lần trên ngày.
  • Bổ sung các chất điện giải: Bổ sung theo chỉ định của bác sĩ, mục đích để cải thiện tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ. Lưu ý, trẻ đang thiếu nước do lượng đường và muối trong dung dịch điện giải thì không nên sử dụng phương pháp này vì sẽ tăng nguy cơ mất nước thêm cho trẻ.

Trên đây, nhà thuốc Long Châu đã chỉ ra các nguyên nhân gây tình trạng thóp trẻ sơ sinh bị lõm, những lưu ý cần thiết, các dấu hiệu nhận biết, chẩn đoán và cách phòng tránh hy vọng cung cấp những thông tin bổ ích cho quý cha mẹ có cái nhìn trực quan nhất. Nhưng tốt nhất nếu có bất kỳ bất thường nào cha mẹ nên đến gặp trực tiếp bác sĩ để có sự đánh giá chính xác từ chuyên gia nhi khoa để chẩn đoán và điều trị, theo dõi kịp thời.

Nhà thuốc Long Châu rất vui được đồng hành cùng quý độc giả, bảo vệ tốt sức khỏe của bản thân và gia đình. Hy vọng các thông tin hữu ích trên đã giúp quý cha mẹ giải đáp được thắc mắc của quý vị độc giả. Chúc quý độc giả có thật nhiều sức khỏe để bên những người thân yêu. 

Ánh Vũ

Nguồn tham khảo: Vinmec.com

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Vũ Kiều Ngân

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có nhiều năm trong lĩnh vực dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:trẻ em