Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Cách nhận biết triệu chứng bị sởi hay thủy đậu

Ngày 11/05/2018
Kích thước chữ

Bệnh sởi và thủy đậu đều có khả năng lây nhiễm qua đường hô hấp, người bệnh sốt và nổi mẩn đỏ nhưng có nhiều điểm khác nhau giữa 2 bệnh này mà bạn phải nắm bắt đó là sởi hay thủy đậu.

Bệnh sởi và thủy đậu đều có khả năng lây nhiễm qua đường hô hấp, người bệnh sốt và nổi mẩn đỏ nhưng có nhiều điểm khác nhau giữa 2 bệnh này mà bạn phải nắm bắt đó là sởi hay thủy đậu.

1. Cách nhận biết triệu chứng bị sởi hay thủy đậu

Thời gian phát sinh bệnh

Thủy đậu: thường sau Tết khoảng từ tháng 2 đến tháng 6, cao điểm bùng nổ thành dịch bệnh là tháng 3 và tháng 4.

Bệnh sởi: xảy ra quanh năm nhưng vào các tháng đông xuân hay bùng phát thành dịch sởi bội nhiễm.

Triệu chứng bệnh để biết sởi hay thủy đậu

Thủy đậu: thường xuất hiện sau 10 – 14 ngày khi tiếp xúc với nguồn bệnh. Bệnh khởi phát đột ngột với các triệu chứng mụn hồng nhỏ, sau thành mụn nước, mọc ở mặt, chân, tay và lan nhanh chỉ trong 12 – 24 giờ. Mụn nước nhỏ chứa dịch trong, nếu bị thủy đậu nặng mụn nước to hơn và có màu đục do trong có chứa mủ. Chi tiết hơn để phân biệt sởi hay thủy đậu là trẻ em bị thủy đậu thường kèm theo sốt nhẹ, chán ăn, người lớn bị thường kèm theo sốt cao, nhức đầu, buồn nôn, đau cơ. Thủy đậu kéo dài từ 7 – 10 ngày, các nốt đậu khô dần, bong vảy, không để lại sẹo. Nhưng nếu gặp biến chứng bệnh lâu khỏi hơn và tại các nốt rạ sẽ để lại sẹo lõm.

Cách nhận biết triệu chứng bé bị sởi hay thủy đậu 1

Người lớn mắc bệnh thủy đậu thường kèm theo triệu chứng đau đầu, buồn nôn

Bệnh sởi: Người bị sởi bị sốt nhẹ, sau đó sẽ sốt cao 39 – 40 độ C, người mệt mỏi, ho, chảy nước mũi, nổi hạch kèm theo đau mắt đỏ, sưng đau khớp, phát ban. Những nốt ban đỏ bắt đầu xuất hiện trên mặt từ ngày thứ 3 – ngày thứ 7, sau đó lan dần xuống chân, tay và lan rộng ra thoàn thân.

Biến chứng của bệnh

Thủy đậu: Biến chứng thường gặp để phân biệt sởi hay thủy đậu là bệnh thủy đậu có những nốt sẹo lõm, viêm cầu thận cấp, viêm phổi, viêm màng não,…

Cách nhận biết triệu chứng bé bị sởi hay thủy đậu 2

Biến chứng của bệnh thủy đậu để lại thường là những vết sẹo lõm "xấu xí"

Bệnh sởi: tiêu chảy, mù lòa, viêm phổi, viêm não hoặc đột tử. Đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở trẻ em dưới 5 tuổi.

2. Phòng bệnh hiệu quả bằng tiêm vắc-xin

Sởi có lây không? Theo các nhà chuyên môn, nguyên nhân của việc gia tăng bệnh sởi là do cha mẹ không tiêm phòng đầy đủ khi trẻ được 9 tháng tuổi và không tiêm nhắc lại khi trẻ đủ 18 tháng tuổi. Đặc biệt, do thời gian gần đây, các bậc phụ huynh lo sợ những rủi ro trong tiêm phòng nên không cho trẻ đi tiêm. Sởi có thể gây những biến chứng nặng như viêm tai giữa, viêm phế quản, viêm phổi, viêm thanh quản... hoặc mù do khô loét giác mạc vì thiếu vitamin A. Thậm chí bệnh có thể dẫn đến viêm não, viêm cơ tim có thể tử vong nếu không được chăm sóc và điều trị đúng. Chính vì vậy, cần cho trẻ đi tiêm phòng đầy đủ và đúng lịch theo khuyến cáo của cán bộ y tế để phòng bệnh. Cũng như bệnh sởi, bệnh thuỷ đậu có thể phòng tránh nếu như được tiêm vắc-xin phòng bệnh đầy đủ... Khi trẻ mắc bệnh, cần cách ly trẻ ở nhà, không nên đưa trẻ đến trường nhằm tránh lây lan.

Cách nhận biết triệu chứng bé bị sởi hay thủy đậu 3

Cha mẹ nên đưa con đi tiêm phòng sởi và thủy đậu

Việc phân biệt được bệnh sởi hay thủy đậu có tầm quan trọng để tìm đúng bệnh - chữa đúng hướng mới đem lại hiệu quả cao nhất.

Thanh Hoa

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin
Chủ đề:sởi