Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Tin tức sức khỏe

Cách nhổ răng hàm bị sâu tại nhà thế nào? Có an toàn không?

Ngày 22/04/2024
Kích thước chữ

Nếu vệ sinh răng miệng không kỹ càng, răng hàm là những răng dễ bị sâu nhất vì nằm ở vị trí trong cùng của hàm răng. Khi răng hàm bị sâu, nhiều người chọn cách nhổ răng hàm bị sâu tại nhà. Liệu cách này có thực sự dễ dàng và an toàn?

Răng hàm là nhóm răng dễ bị sâu nhất vì đảm nhận vai trò chính trong việc nhai nghiền thức ăn nhưng lại có vị trí nằm sâu bên trong nên dễ bị sâu. Có những người không phát hiện ra răng hàm bị sâu cho đến khi sâu răng đã gây đau nhức và ở mức độ nghiêm trọng. Thay vì đến gặp nha sĩ, nhiều người chọn cách nhổ răng hàm bị sâu tại nhà. Trước khi áp dụng cách này, bạn đừng bỏ qua những thông tin dưới đây nhé!

Sâu răng hàm - Bệnh về răng hàm phổ biến

Răng hàm là nhóm bao gồm răng số 6, răng số 7 và răng số 8 (răng khôn) nằm ở cả hàm trên và hàm dưới. Trên hàm răng của chúng ta sẽ có 8 chiếc răng hàm nằm ở cả 2 hàm (nếu chưa mọc răng khôn) và 12 chiếc răng hàm nếu răng khôn đã mọc. Đây là nhóm răng cực quan trọng vì nó đảm nhận vai trò chính trong việc nhai, nghiền thức ăn. Vì nằm ở vị trí trong cùng của hàm nên chúng khó vệ sinh kỹ càng và dễ bị sâu.

Cách nhổ răng hàm bị sâu tại nhà thế nào? Có an toàn không 1
Răng hàm khó vệ sinh nên rất dễ bị sâu

Sâu răng hàm hay còn được gọi là sâu răng cối là một dạng tổn thương vĩnh viễn trên bề mặt răng. Sâu răng xảy ra khi lớp men răng ngoài cùng của từng chiếc răng bị bào mòn khiến vi khuẩn dễ tấn công vào ngà răng, thậm chí là tủy răng. Sâu răng hàm được phân thành các loại khác nhau dựa trên mức độ tổn thương như: Sâu men răng, sâu ngà răng, viêm tủy, chết tủy răng. Dù sâu răng xảy ra ở mức độ nào, chúng cũng làm ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ, chức năng của răng và sức khỏe răng miệng.

Răng hàm bị sâu biểu hiện thế nào?

Trước khi tìm hiểu về cách nhổ răng hàm bị sâu tại nhà, chúng ta sẽ cùng điểm qua những dấu hiệu cảnh báo răng hàm bị sâu nhé! Một số dấu hiệu giúp chúng ta nhận biết sâu răng hàm như:

  • Cảm nhận rõ răng hàm nhạy cảm hơn mỗi lần ăn uống, đặc biệt là ăn đồ nóng, ăn đồ lạnh, ăn đồ cứng hoặc dai. Khi sâu răng ở mức độ nhẹ, bạn có thể cảm thấy tê răng khi nhai. Nhưng nếu sâu nặng hơn, bạn có thể cảm thấy ê buốt dữ dội.
  • Khi bị sâu răng, bạn có thể cảm thấy đau nhức răng khi nhai thậm chí đau từng cơn ngay cả khi không ăn uống. Khi các tổn thương đã xuất hiện ở tủy răng, bạn có thể cảm thấy đau buốt, đau âm ỉ, nhất là vào ban đêm.
  • Răng hàm sâu cũng có biểu hiện là răng chuyển màu nâu đen khi các lỗ răng sâu lớn dần và phá hủy cấu trúc canxi của răng. Những đốm nâu đen này có thể lan ra toàn bộ răng, khiến răng hàm có màu nâu đen hoặc đen.
  • Khi sâu răng tấn công vào tủy răng, bạn sẽ cảm nhận được miệng bị hôi dù đã vệ sinh răng miệng khá kỹ.
  • Thi thoảng thấy có các mảnh răng hàm bị vỡ vụn xuất hiện trong miệng cũng là triệu chứng nhiều người gặp phải. Các mảnh răng sâu có thể bị rơi ra trong quá trình ăn uống.
Cách nhổ răng hàm bị sâu tại nhà thế nào? Có an toàn không 2
Răng hàm bị sâu nặng có thể gây đau nhức dữ dội

Cách nhổ răng hàm bị sâu tại nhà

Có nên nhổ răng hàm bị sâu không? Khi tình trạng sâu đã quá nghiêm trọng và ảnh hưởng đến chân răng, tốt nhất chiếc răng hàm bị sâu nên được nhổ bỏ. Cách nhổ răng hàm bị sâu tại nhà là cách nhổ răng bằng chỉ. Chi tiết cách thực hiện như sau:

  • Bạn cần chuẩn bị một đoạn chỉ sạch và nước muối ấm hoặc nước súc miệng diệt khuẩn.
  • Bạn dùng đoạn chỉ đã chuẩn bị, quấn quanh chân răng hàm bị sâu.
  • Bạn dùng lực giật thật mạnh sợi chỉ theo hướng ra bên ngoài để chiếc răng sâu lìa khỏi hàm.
  • Sau khi nhổ răng xong, bạn dùng nước muối ấm hoặc nước súc miệng diệt khuẩn để súc sạch miệng.
  • Bạn dùng bông y tế chèn vào vị trí răng đã nhổ, ngậm chặt trong khoảng 30 phút để hạn chế chảy máu.
  • Tiếp đó, bạn có thể áp dụng một số cách giảm đau sau khi nhổ răng đơn giản tại nhà như: Chườm lạnh, dùng thuốc giảm đau, uống nước mát, vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau mỗi lần ăn uống.
Cách nhổ răng hàm bị sâu tại nhà thế nào? Có an toàn không 3
Cách nhổ răng hàm bị sâu tại nhà liệu có an toàn?

Có nên nhổ răng hàm bị sâu tại nhà không?

Cách nhổ răng hàm bị sâu tại nhà khá đơn giản nhưng không được khuyến khích. Lý do là:

  • Chi phí nhổ răng sâu cũng không quá cao, chỉ từ 50 - 200 ngàn đồng/răng tùy tình trạng thực tế.
  • Tự nhổ răng tại nhà tiềm ẩn nguy cơ nhiễm trùng do chỉ dùng để nhổ răng không được vô trùng, tay không được rửa bằng xà phòng sát khuẩn sạch sẽ… Nếu vi khuẩn từ tay hay chỉ xâm nhập vào răng miệng có thể gây viêm nhiễm.
  • Nhiều người tự nhổ răng tại nhà gặp tình trạng sót chân răng vì răng hàm có nhiều chân. Nếu có một chân răng sót lại trong xương hàm sẽ gây cảm giác đau nhức dữ dội. Nếu răng được nhổ bỏ là răng sữa, việc sót chân răng sẽ ảnh hưởng đến quá trình mọc của răng vĩnh viễn, dẫn đến răng mọc lệch, răng mọc ngược…
  • Tự nhổ răng không đúng cách có thể gây chảy máu kéo dài, khiến nướu răng chậm phục hồi.
Cách nhổ răng hàm bị sâu tại nhà thế nào? Có an toàn không 4
Bạn nên tới cơ sở nha khoa uy tín để nhổ răng hàm bị sâu

Nhổ răng hàm bị sâu có sao không?

Nhổ răng hàm có đau không? Nếu bạn tự nhổ răng tại nhà, chắc chắn sẽ bị đau và chảy máu nhiều hơn. Còn nếu nhổ răng tại cơ sở nha khoa, bác sĩ sẽ bôi tê giảm đau trước khi nhổ nên bạn sẽ cảm thấy đỡ lo lắng và sợ hãi hơn. Sau khi nhổ răng hàm bị sâu, chức năng ăn nhai của hàm sẽ bị ảnh hưởng đáng kể. Cụ thể là:

  • Lực nhai giảm nên thức ăn có thể không được nghiền nhỏ kỹ càng như trước kia.
  • Thức ăn dễ bị nhét vào khoảng trống của răng bị nhổ gây khó chịu và cũng khiến miệng vệ sinh răng miệng khó khăn hơn. Nếu không vệ sinh kỹ càng sẽ dễ mắc các bệnh răng miệng như hôi miệng, viêm lợi, viêm nha chu.

Nếu răng hàm bị sâu là răng sữa, bạn sẽ không cần lo lắng vì sẽ có chiếc răng vĩnh viễn mọc lên thay thế. Nhưng nếu đó là răng vĩnh viễn, bạn sẽ được bác sĩ tư vấn trồng răng để đảm bảo chức năng ăn nhai hàng ngày.

Trên đây là toàn bộ thông tin về cách nhổ răng hàm bị sâu tại nhà giúp bạn dễ dàng cân nhắc về tính an toàn trước khi áp dụng. Tốt nhất, bạn nên đến gặp nha sĩ để được đánh giá tổng thể sức khỏe răng miệng, phát hiện các răng có dấu hiệu bị sâu khác và được nhổ răng đúng cách, an toàn.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin