Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Có cách phát hiện sớm tật khúc xạ ở trẻ nhỏ không? Điều trị tình trạng này như thế nào? Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho bạn những vấn đề này.
Có nhiều tật khúc xạ mắt có thể gặp ở trẻ nhỏ như cận thị, loạn thị, viễn thị… ảnh hưởng xấu đến học tập và sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Phát hiện sớm những tật khúc xạ này có thể tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể gặp, bảo vệ sức khỏe đôi mắt.
Tật khúc xạ ở trẻ nhỏ là hiện tượng xảy ra do ánh sáng truyền vật đến mắt không được hội tụ tại 1 điểm võng mạc mà là vị trí khác (trước hoặc sau hoặc nhiều điểm trên võng mạc). Điều đó dẫn đến hình ảnh của vật sẽ bị mờ và chúng ta không thể nhìn rõ được vật.
Hiện nay có 3 tật khúc xạ phổ biến nhất là cận thị, loạn thị và viễn thị. Cụ thể là:
Tật khúc xạ thường gặp ở trẻ em là cận thị.
Trong số các tật khúc xạ trên, cận thị là phổ biến ở trẻ em nhất chiếm đến 70% số trẻ em bị tật khúc xạ. Theo ước tính từ Viện nhãn khoa Hoa Kỳ, tính đến năm 2050, trên thế giới có khoảng 48,8% người dân bị cận thị, tức là vào khoảng 4 tỷ người. Nghiêm trọng hơn là có tới 25% trong đó là những người bị cận thị thoái hóa.
Tật khúc xạ có nguy hiểm không? Câu trả lời là có. Tật khúc xạ làm cho thị lực giảm, mắt không nhìn rõ được tùy theo mức độ nặng nhẹ khác nhau. Nếu không được phát hiện tật khúc xạ và điều trị sớm sẽ làm giảm chất lượng cuộc sống của bệnh nhân như giảm khả năng hoạt tập, sinh hoạt, tác động xấu tới thể chất và tâm lý trẻ.
Một số dấu hiệu có thể bắt gặp ở trẻ nhỏ bị tật khúc xạ mắt như:
Khi có những dấu hiệu trên, có thể nghi ngờ trẻ đã mắc các tật khúc xạ. Khi đó, cần đưa trẻ đến cơ sở chuyên khoa mắt tốt để thăm khám trực tiếp. Từ đó có thể phát hiện kịp thời và đưa ra hướng điều trị thích hợp.
Trẻ cảm thấy nhức mỏi mắt khi nhìn.
Sau khi tiến hành thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra hướng điều trị phù hợp cho bệnh nhân. Một số cách điều chỉnh tật khúc xạ phổ biến nhất hiện nay là đeo kính, chỉnh hình giác mạc và phẫu thuật.
Đeo kính mắt là phương pháp hỗ trợ thị lực cho người mắc tật khúc xạ phổ biến nhất hiện nay. Thông qua thấu kính với độ cận, độ viễn hay độ loạn thị phù hợp, bệnh nhân có thể nhìn rõ các vật ở cự ly khác nhau.
Có 2 loại kính mắt phổ biến là kính gọng và kính áp tròng. Kính gọng thường dễ dàng vệ sinh lau chùi, có độ bền và sử dụng được lâu. Trong khi kính áp tròng lại có tính thẩm mỹ cao, không gây vướng trên khuôn mặt. Tuy nhiên kính áp tròng lại khó vệ sinh, dễ gây kích ứng mắt và thời gian sử dụng ngắn hơn kính gọng. Tùy vào nhu cầu mỗi người mà có thể lựa chọn sử dụng kính gọng hoặc kính áp tròng.
Ortho-K là phương pháp điều trị tật khúc xạ mà không cần phẫu thuật được nhiều người lựa chọn hiện nay. Phương pháp này sử dụng một loại kính áp tròng cứng thấm khí được thiết kế đặt biệt để điều chỉnh hình dạng giác mạc.
Người bị tật khúc xạ sẽ đeo kính áp tròng đặc biệt này vào ban đêm khi ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi ngày. Khi kính đè lên trung tâm giác mạc sẽ làm giảm độ khúc xạ. Dần dần, sau mỗi sáng thức dậy, bệnh nhân sẽ giảm độ cận với thị lực có thể lên đến 10/10 mà không cần đeo kính gọng.
Phương pháp Ortho-K phù hợp với đối tượng:
Khi tiến hành điều trị bằng Ortho-K cần theo dõi thường xuyên và lâu dài.
Kích áp tròng Ortho-K cho trẻ bị mắc chứng khúc xạ mắt.
Một số kỹ thuật phẫu thuật để giúp người bệnh lấy lại thị lực tốt như phẫu thuật Lasik, Relex Smile hay thay thủy tinh thể.
Phát hiện sớm các tật khúc xạ ở trẻ sẽ giúp việc điều trị trở lên dễ dàng hơn, đồng thời tránh được những biến chứng nguy hiểm có thể gặp ở trẻ. Cha mẹ cần chú ý đến những hành động lạ ở con mình, vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo bé đã mắc tật khúc xạ mắt.
Lâm Khuê
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Mỹ Huyền
Dược sĩ Đại học có nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn Dược phẩm và hỗ trợ giải đáp thắc mắc về Bệnh học. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.