Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Giao mùa là thời điểm bệnh tay chân miệng trẻ em có nguy cơ bùng phát và gia tăng, chúng ta cần chung tay hợp sức để bệnh không biến thành dịch. Chúng ta được
Chúng ta được biết, bệnh tay chân miệng là loại bệnh do vi rút cấp tính gây ra, lây lan theo đường tiêu hóa và thường gặp ở trẻ em. Bệnh rất dễ lây giữa bé này qua bé khác nên khả năng phát triển thành dịch là rất lớn. Bệnh này có quanh năm và có nguy cơ tăng mạnh vào các tháng 9-10, là thời điểm tựu trường của các bé.
Bệnh tay chân miệng được chia thành 4 cấp độ khác nhau từ cấp độ 1 đến cấp độ 4. Trong đó, cấp độ 1 và cấp độ 2 nhẹ nhất có thể tự điều trị tại nhà. Cấp độ 3 và 4 thuộc dạng nặng và bắt buộc phụ huynh phải đưa trẻ vào viện điều trị. Dấu hiệu đặc trưng của bệnh là sốt, đau họng, nổi bọng nước, mụn nước ở miệng, lòng bàn chân và lòng bàn tay, mông. Hầu hết bệnh không nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhưng vài trường hợp bệnh diễn biến nặng có thể gây ra các biến chứng như viêm màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nên việc phát triển sớm và điều trị bệnh tay chân miệng kịp thời là rất cần thiết. Hơn nữa, khâu phòng bệnh cũng rất quan trọng nhằm bảo vệ trẻ khỏi bệnh tay chân miệng đang tăng cao khi vào mùa. Bài viết này giới thiệu một vài cách phòng bệnh tay chân miệng trẻ em, mời các bạn tham khảo:
Thường xuyên rửa tay và tắm bằng xà phòng diệt khuẩn. Đặc biệt, bố mẹ cần hướng dẫn trẻ tự tập rửa tay nhiều lần trong ngày, trước các bữa ăn. Người lớn cũng cần vệ sinh tay thật sạch sẽ trước khi chế biến thức ăn, trước khi bế trẻ, sau khi thay tã cho trẻ…
Thường xuyên lau dọn các đồ chơi, dụng cụ học tập, bàn ghế, sàn nhà bằng xà phòng hoặc các chất tẩy rửa nhằm tạo môi trường sạch sẽ thoáng mát để trẻ chơi, ngủ nghỉ. Ngoài ra, phân của trẻ bị bệnh tay chân miệng cũng cần được xử lý tốt, tránh làm vương vãi ra môi trường xung quanh. Nhà vệ sinh được giữ sạch sẽ, được lau chùi thường xuyên với chất tẩy rửa diệt khuẩn.
Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ và cần lưu ý thực hiện ăn chín, uống sôi, bát đũa và các dụng cụ ăn uống cần đảm bảo sạch sẽ trước khi sử dụng. Tuyệt đối không cho trẻ được ăn bốc, ngậm mút đồ chơi.
Nhằm tránh tình trạng dịch bệnh lây lan, nếu thấy bé có các biểu hiện và nghi ngờ trẻ bị bệnh tay chân miệng phụ huynh cần đưa trẻ đi khám hoặc báo ngay cho cơ quan y tế. Bố mẹ cũng cần để con em mình tránh tiếp xúc với người bị bệnh hoặc nghi ngờ bị bệnh.
Hường
Dược sĩ Đại họcNguyễn Chí Chương
Tốt nghiệp Đại Học Dược Hà Nội - chuyên môn Dược lâm sàng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.