Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Bệnh nấm miệng do nấm candida phát triển quá mức, nhanh chóng và thường mọc ở khoang miệng của bé. Dưới đây là những thông tin hữu ích về cách phòng ngừa nấm miệng ở trẻ mà các bậc cha mẹ có thể tham khảo.
Nấm miệng tuy là bệnh phổ biến và thường không gây nguy hại đến sức khỏe của trẻ. Tuy nhiên, những biểu hiện ban đầu của bệnh là những mảng trắng xuất hiện trong khoang miệng, họng, lưỡi của trẻ, rất giống với những cặn sữa thừa. Nếu các bậc phụ huynh lơ là, chủ quan, để lâu dần những mảng trắng này mọc rất nhanh, dày hơn, xâm chiếm hết vùng họng, miệng trẻ gây ra những biến chứng rất nguy hiểm.
Không những thế, bệnh nấm miệng ở trẻ rất dễ tái phát do chủng nấm này luôn tồn tại trong cơ thể mỗi chúng ta. Khi gặp môi trường và những yếu tố thuận lợi, chúng có “cơ hội” phát triển, dẫn đến bệnh nấm miệng tái phát.
Biểu hiện ban đầu là những chấm trắng rất nhỏ xuất hiện ở phía trên đầu lưỡi. Nếu không được phát hiện và điều trị, sau đó nấm sẽ lan rộng thành mảng trắng và dày hơn trên mặt lưỡi. Nấm lúc này phát triển rất nhanh, một số trường hợp, nấm ăn loang khắp lưỡi, làm cho trẻ mất vị giác, lười ăn, đau đớn, bỏ bú, khó nuốt và quấy khóc…
Trong một số trường hợp, nấm mọc dày và thậm chí có thể lan vào đường hô hấp gây viêm phổi do nấm, nấm phổi sẽ nhanh chóng tiếp tục lây lan xuống dạ dày, gây tiêu chảy do nấm, rất nguy hiểm cho hệ thống đường ruột ở trẻ nhỏ. Dưới đây là những biểu hiện cơ bản của bệnh nấm miệng, phụ huynh nên hết sức quan tâm để có phương pháp điều trị kịp thời và nhanh chóng, nhằm hạn chế những biến chứng không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ thơ trong những năm tháng đầu đời:
Khi trẻ vừa có những dấu hiệu ban đầu, bị nấm miệng ở mức độ nhẹ, mẹ nhanh chóng xử lí bằng cách vệ sinh mỗi ngày bằng nước muối sinh lý. Sau đó nhanh chóng đến ngay bệnh viện chuyên khoa để được các bác sĩ chẩn đoán nguyên nhân và kê toa thuốc bôi phù hợp. Lúc này, bác sĩ có thể kê cho trẻ thuốc rơ lưỡi hoặc thuốc bôi tại chỗ với mục đích kháng nấm. Các mẹ sẽ yên tâm vì đây là những thành phần không ngấm vào cơ thể mà sẽ đào thải nhanh chóng.
Thông thường, bác sĩ có thể kê loại thuốc chữa nấm như nystatin – thuốc kháng nấm có tác dụng rất tốt thường dùng khi trẻ sơ sinh bị nấm miệng. Thành phần Nystatin hầu như không độc hại đối với tất cả các lứa tuổi, kể cả những bé suy yếu. Tùy theo cân nặng, thể trạng cũng như độ tuổi, bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng và số lần rơ lưỡi mỗi ngày. Mẹ nên tuân thủ theo hướng dẫn và chỉ định liều lượng của bác sĩ và hạn chế trường hợp dùng quá liều hoặc tự ý ngưng thuốc.
Bên cạnh đó, một số trường hợp bác sĩ có thể sẽ chỉ định dùng miconazol – thuốc có tác dụng chống nhiều loại nấm khác nhau trong đó có candida albicans. Thành phần Miconazol sử dụng bôi tại chỗ và tuyệt đối không dùng thuốc khi trẻ có tiền sử bị dị ứng với miconazol, trẻ có bệnh về gan… Một số tác dụng phụ không mong muốn khi dùng thuốc có thể gặp phải như: Rối loạn tiêu hóa, buồn nôn và nôn, tiêu chảy nhẹ, viêm gan hoặc nổi mẩn ngứa… Tuy nhiên, những trường hợp trên rất hiếm khi xảy ra. Mẹ chú ý quan sát những biểu hiện của trẻ sau khi sử dụng thuốc và tìm gặp bác sĩ ngay nếu có những tác dụng phụ trên nhé!
Đặc biệt lưu ý, các mẹ không nên cho bé bú hoặc ăn uống trong vòng 20 phút sau khi sử dụng thuốc và không tự ý mua thuốc về sử dụng cho trẻ khi chưa có chỉ định của bác sĩ.
Vấn đề vệ sinh đặc biệt rất quan trọng trong việc phòng bệnh, không chỉ bệnh nấm miệng mà còn phòng những bệnh lây nhiễm khác. Bệnh nấm miệng gây ra nhiều khó khăn cho việc ăn uống của trẻ. Một số trẻ bỏ bú lâu ngày thậm chí có thể biếng ăn, lâu dần bị thiếu chất gây còi xương suy dinh dưỡng, thấp còi hơn những bạn cùng trang lứa. Do đó, việc phòng bệnh nấm miệng ở trẻ là điều hết sức quan trọng. Dưới đây là những cách phòng bệnh hiệu quả mà các mẹ có thể cân nhắc áp dụng, giúp cho trẻ phòng bệnh tốt, nâng cao hệ miễn dịch, mau ăn chóng lớn, sinh hoạt vui vẻ trong những năm tháng thời thơ ấu:
Bằng những cách phòng ngừa nấm miệng ở trẻ đơn giản trên, hi vọng các bé sẽ thật khỏe mạnh, mau ăn chóng lớn, vui khỏe mỗi ngày và phòng tránh được căn bệnh trên.
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.