Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Theo thống kê cho thấy, trong các nguyên nhân gây bỏng thì bỏng lửa là phổ biến và nguy hiểm nhất. Bỏng lửa có thể xảy ra trong quá trình sinh hoạt hằng ngày vì vô ý trong quá trình đun nấu hay chẳng may gặp phải đám cháy lớn. Biết được cách sơ cứu người bị bỏng lửa sẽ giúp bảo vệ sức khỏe của bản thân và mọi người xung quanh khi gặp trường hợp bất trắc.
Không ít người cảm thấy sơ cứu khi bị bỏng lửa là việc đơn giản, dễ thực hiện. Nhưng nếu tiến hành sai phương pháp thì hoàn toàn có thể làm vết bỏng nghiêm trọng hơn, gây nhiễm trùng, hoại tử và để lại nhiều biến chứng về sau.
Khi bị bỏng lửa hoặc gặp trường hợp có người đang bị bỏng lửa, hãy bình tĩnh tiến hành theo các bước sau đây để bảo đảm an toàn sức khỏe và tính mạng.
Đưa nạn nhân ra khỏi nơi hỏa hoạn càng nhanh càng tốt, dập lửa đang cháy trên người nạn nhân, tháo gỡ quần áo, vật dụng đang bị cháy âm ĩ. Đưa người gặp nạn ra khu vực thoáng mát, tiến hành cấp cứu toàn thân khi có các tình trạng như suy hô hấp do bỏng đường thở, ngừng tuần hoàn, đa chấn thương kèm theo,...
Tháo bỏ quần áo, vật dụng trên người nạn nhân để tránh sưng phù
Nhanh chóng ngâm rửa vùng cơ thể bị bỏng vào nước mát, thực hiện càng sớm trong 30 phút đầu kể từ khi bỏng là tốt nhất vì sau khoảng thời gian trên, việc ngâm rửa ít phát huy tác dụng. Nước dùng ngâm rửa phải là nước sạch ở 16-20 độ C. Tuy nhiên trong thời điểm nguy cấp như vật thì nên tận dụng nguồn nước sạch có sẵn tại gần đó như nước đun sôi để nguội, nước máy, nước giếng khoan hay nước đóng chai,... Tránh dùng nước đá vì có thể gây nhiễm lạnh cho nạn nhân, cũng không dùng nước ấm vì không có tác dụng giảm nhiệt hay giảm đau.
Có thể tiến hành ngâm rửa bằng nhiều cách như rửa phần bị bỏng lửa dưới vòi nước chảy, ngâm vào chậu nước mát hay đắp khăn ướt dội thay đổi liên tục lên vùng bị bỏng. Vừa ngâm rửa vừa kết hợp cởi tháo quần áo, đồng hồ, vòng tay, loại bỏ dị vật hoặc những tác nhân gây bỏng lửa còn dính trên bề mặt da bị bỏng. Thời gian ngâm rửa vết bỏng thường khoảng 15-45 phút đến khi hết đau.
Nhanh chóng ngâm rửa vùng cơ thể bị bỏng vào nước mát
Sử dụng các vật liệu sạch như khăn tay, khăn mặt, băng gạc y tế, vải màn,... quấn phủ lên vết bỏng sau đó băng ép nhẹ lại bằng băng sạch. Với vị trí ở mặt hay vùng kín thì chỉ cần phủ một lớp bên gạc, không ép băng quá chặt khiến vùng bỏng bị chèn ép và trở nặng.
Sử dụng các vật liệu sạch quấn phủ lên vết bỏng sau đó băng ép nhẹ lại
Nếu nạn nhân bị bỏng vẫn tỉnh táo, không chướng bụng, không nôn thì nên cho uống nước điện giải hoặc nước chè ấm, cháo loãng, nước hoa quả. Với đối tượng trẻ em, bạn vẫn có thể cho bé bú như bình thường sau khi bị bỏng lửa.
Nếu vết bỏng nhẹ, diện tích không lớn bạn có thể hoàn toàn chăm sóc nạn nhân bị bỏng tại nhà. Nhưng nếu tình trạng bỏng lửa nghiêm trọng thì cần phải vận chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế bằng để tiến hành chữa trị. Trong trường hợp có xuất hiện chấn thương, gãy xương, nên cố định vùng chấn thương đó trước khi di chuyển.
Không tự ý bôi kem đánh răng, mỡ trăn hay nước mắm khi chưa có chỉ định của bác sĩ
Sơ cứu bỏng lửa đúng cách, kịp thời sẽ góp phần làm giảm diện tích, độ sâu vết bỏng, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình điều trị chuyên môn, tăng khả năng hồi phục và hạn chế để lại biến chứng. Bên cạnh đó, mỗi người cần phải nâng cao ý thức phòng tránh cháy nổ để bảo vệ sức khỏe bản thân và mọi người xung quanh.
Hoàng Trang
Nguồn tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.