Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
EQ – chỉ số cảm xúc với tên tiếng anh là Emotional Quotient mang lại rất nhiều giá trị cho cuộc sống của con bạn sau này. Vậy bạn có biết cách tăng EQ cho bé hiệu quả nhất chưa?
Rất nhiều các cuộc nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra kết quả rằng, khả năng thành công của một người trong cuộc đời có thể phụ thuộc vào 20% chỉ số IQ, trong khi chỉ số EQ (trí tuệ cảm xúc) lại chiếm chiếm 80%. Điều này đã cho thấy rằng, một người có chỉ số EQ cao, họ biết cách kiểm soát cảm xúc bản thân, thấu hiểu cho cảm xúc của người khác sẽ dễ đi đến thành công của riêng họ.
Thực tế cho thấy rằng, trí tuệ cảm xúc bao gồm năm khía cạnh chính bao gồm: Khả năng nhận biết cảm xúc, khả năng quản lý cảm xúc của bản thân, khả năng chịu đựng sự thất bại, khả năng thấu hiểu cảm xúc của người khác và khả năng quản lý các mối quan hệ giữa các cá nhân với nhau. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về cách tăng chỉ số cảm xúc EQ cho bé qua bài viết dưới đây nhé!
Một số nghiên cứu của trường Đại học tại Hoa Kỳ cho biết, những bé có chỉ số EQ cao, sẽ hỗ trợ đắc lực cho sự thông minh (chỉ số IQ) và thậm chí còn giúp gia tăng chỉ số IQ. Những bé có chỉ số EQ thấp thường sẽ thiếu sự tự tin, không muốn giao tiếp với người khác và rất ít bạn bè. Điều này sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng cho sau này, có liên quan đến sự phát triển bản thân và nghề nghiệp cho tương lai, bé dễ trở thành những người cô đơn và không biết cách để vượt qua sự thất bại.
Chỉ số EQ của bé có thể nhìn thấy thông qua các hoạt động hàng ngày. Các chuyên gia hàng đầu về nuôi dạy con đã tóm lược những biểu hiện của các bé có EQ thấp như sau:
Đối với những bé có chỉ số EQ thấp, bé chỉ suy nghĩ đến cảm xúc cá nhân và thường không làm chủ được bản thân khi nhu cầu cá nhân không được đáp ứng. Những biểu hiện thường gặp như: Muốn gì là phải được đó, thường xuyên ăn vạ, khóc thật lớn để tạo sự chú ý, tức giận khi thua trò chơi và mất bình tĩnh với người xung quanh.
Trẻ có EQ thấp thường chỉ nghỉ đến bản thân mình và không quan tâm đến thái độ của bất kì ai.
Đối với những bé hay phàn nàn, chê bai, đổ lỗi cho người khác và không điều gì khiến bé hài lòng… thường có chỉ số cảm xúc thấp. Tính cách này có thể dẫn đến việc bé không biết tự nhìn nhận chính mình, luôn nhìn thấy điểm xấu ở người khác và bắt đầu xây dựng thói “nói xấu” sau lưng.
Trẻ nhỏ thường thích được khen tuy nhiên nếu trẻ có những phản ứng mạnh khi bị người khác phàn nàn, chê trách bằng những biểu hiện như: Tức tối, la hét và ngỗ nghịch… điều này chứng tỏ bé có chỉ số EQ thấp.
Biểu hiện như bé đặt cho người khác biệt danh theo nhược điểm của họ, cố tình chọc tức người khác... cho thấy đây là những bé có chỉ số cảm xúc thấp, bé không thấu hiểu cho nhược điểm của người khác và giao tiếp kém.
Những đứa bé không bao giờ chấp hành mệnh lệnh thường gặp vấn đề trong việc tuân thủ trật tự xã hội, đó là biểu hiện của trí tuệ cảm xúc thấp và cha mẹ không nên bỏ qua.
EQ thấp thực sự mang lại nhiều rắc rối cho sự phát triển của trẻ nhỏ và nó sẽ trở thành một tổn thương khó có thể chữa lành khi trưởng thành. Tuy nhiên, chỉ số EQ hoàn toàn có thể được cải thiện và trau dồi khi cha mẹ nắm được những phương pháp dưới đây:
Các nhà tâm lý học cho biết, có ba hành vi không có lợi cho việc phát triển EQ bao gồm:
Và cuối cùng là chấp nhận những cảm xúc tiêu cực, nhưng cha mẹ lại không hướng dẫn trẻ đối phó với những cảm xúc đó. Khi trẻ có những cảm xúc tiêu cực, cha mẹ nên chấp nhận cảm xúc tiêu cực và hướng dẫn trẻ cách xử lý.
Ví dụ như khi trẻ đang khóc, bạn hãy đồng cảm với cảm xúc buồn bã của chúng bằng cách: "Cha mẹ biết con đang rất buồn, cha mẹ có thể giúp gì cho con?". Hoặc khi trẻ tức giận, hãy tìm hiểu ngọn nguồn của cơn giận và nói chuyện để trẻ biết cha mẹ hiểu cảm xúc của chúng, hãy xoa dịu trái tim và giúp trẻ giải phóng cảm xúc tiêu cực.
Trên thực tế cho thấy, sự lạc quan là chìa khóa rất quan trọng với một đứa bé có EQ cao. Nguyên nhân là chỉ có lạc quan bé mới có thể đối mặt với mọi vấn đề trong cuộc sống, bé chủ động hơn, có khả năng đối mặt với sự thất vọng tốt hơn.
Cách tốt nhất để một đứa bé học cách hòa đồng với mọi người là có nhiều cơ hội học tập. Cha mẹ nên chủ động tạo cơ hội cho trẻ cơ hội được chơi với những đứa trẻ khác. Trẻ em có thể sẽ ồn ào, nhưng chúng cũng có thể học được khả năng giải quyết xung đột, đoàn kết, hợp tác, giao tiếp và phối hợp trong "thực chiến".
Trên đây là những thông tin về cách tăng EQ cho bé hiệu quả nhất mà bạn đọc có thể tham khảo. Chỉ số EQ hoàn toàn có thể cải thiện, chỉ cần các bậc làm cha mẹ bên cạnh, kiên nhẫn giáo dục và hướng dẫn cho bé. Trên con đường trưởng thành sau này, hãy để trí tuệ xúc cảm giúp cho các bé có thể dũng cảm mở cánh cửa và bước ra thế giới.
Hoàng Yến
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy
Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.