Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách trị bệnh chốc đầu ở trẻ em

Ngày 27/08/2022
Kích thước chữ

Bệnh chốc đầu – một loại bệnh thường gặp trên trẻ em. Bệnh này có khả năng lây lan nhanh nên các phụ huynh phải cẩn thận và nắm cách xử lý để trẻ em mau khỏi bệnh. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn nhận biết các dấu hiệu của bệnh và cách xử lý bệnh chốc đầu ở trẻ em.

Vậy bệnh chốc đầu ở trẻ em là gì? Nguyên nhân gây ra bệnh và cách phòng chữa bệnh như thế nào? Hãy cùng nhà thuốc Long Châu tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết “Cách trị bệnh chốc đầu ở trẻ em” bên dưới đây nhé!

Bệnh chốc đầu ở trẻ em là gì?

Chốc đầu là một dạng của bệnh chốc lây (hay chốc lở) là một loại bệnh da liễu thường gặp ở trẻ em, là tình trạng da bị nhiễm nông ở da do các liên cầu khuẩn hay tụ cầu khuẩn hoặc do cả hai gây ra những mụn mủ bọng nước trên da. Vi khuẩn ngày càng xâm nhập và lan rộng khiến da bị lở loét gây ngứa ngáy khó chịu.

Cách trị bệnh chốc đầu ở trẻ em 1 Bệnh chốc đầu ở trẻ em gây ngứa ngáy khó chịu

Triệu chứng của bệnh chốc đầu

Bệnh chốc đầu ở trẻ thường có triệu chứng là xuất hiện bọng nước rải rác khắp đầu. Khi bọng nước vỡ sẽ hóa mủ và kết thành vảy khô. Tùy vào biểu hiện của triệu chứng mà bệnh chia thành 2 loại cơ bản là chốc có bọng nước và chốc không có bọng nước.

Chốc có bọng nước

Ban đầu các mảng da phồng lên như bị phỏng chứa nước mủ với kích thước 0,5 – 1 cm. Sau đó, bọng nước nhăn lại có quầng đỏ xung quanh và có thể vỡ bất cứ lúc nào. Khi vỡ tiết ra dịch màu vàng nâu như mật ong. Dịch này dính bết vào tóc gây khó chịu.

Trẻ em thường ngứa ngáy gãi làm vết thương nghiêm trọng lan rộng hơn. Lâu ngày vết thương hình thành các vảy và khoảng 7 - 10 ngày sau sẽ khỏi nếu không có biến chứng nghiêm trọng. Bệnh thường không để lại sẹo mà chỉ bị thâm nhưng sau đó mờ dần.

Chốc không có bọng nước

Đây là dạng phổ biến thường gặp ở trẻ em. Ban đầu cũng xuất hiện mụn mủ và mụn nước nhưng chốc rất nhanh hầu như không thấy bọng nước chỉ thấy dịch tiết ra. Loại này hình thành do liên cầu khuẩn. Loại này nếu không có biến chứng nghiêm trọng sẽ khỏi sau 2 - 3 tuần.

Ngoài ra còn loại chốc loét, đây là dạng năng do vi khuẩn xâm nhập vào lớp sâu của da, có thể do liên cầu khuẩn hoặc tụ cầu hoặc cả hai gây ra.

Tìm hiểu: Tác dụng của nước vối

Nguyên nhân gây ra chốc đầu ở trẻ em

Bệnh chốc đầu ở trẻ thường bị tấn công bởi vi khuẩn liên cầu hoặc tụ cầu hoặc cả hai gây ra, cụ thể như sau:

Nếu nguyên nhân từ khuẩn tụ cầu thì thường biểu hiện của triệu chứng là các bọng nước. Các bọng nước to dần và sâu hơn và hóa mủ nhiều hơn thể do liên cầu. Các độc tố trong tụ cầu tác động vào cầu nối desmoglein 1 của các tế bào gai ở thượng bì khiến cho chúng bị bóc tách lớp tạo thành những vảy lá.

Còn khuẩn liên cầu thường gây ra thể chốc không bọng nước. Các khuẩn này làm tan huyết beta nhóm máu rồi xâm nhập vào các vết thương lớn nhỏ. Khi gặp protein, chúng càng gắn chặt vào hình thành nên bệnh.

Cách trị bệnh chốc đầu ở trẻ em 2 Liên cầu khuẩn cư trú trên da gây tổn thương hình thành bệnh chốc 

Với trường hợp nguyên nhân gây bệnh do khuẩn tụ cầu và liên cầu thì gây bệnh trên phạm vi rộng, xuất hiện cả bọng nước và các mụn mủ không bọng nước.

Song song với nguyên nhân gây bệnh là các điều kiện khí hậu thời tiết nóng ẩm, điều kiện vệ sinh kém, nhỏ tuổi mà bệnh phát triển nhanh chóng. Theo thống kê, bệnh thường xảy ra ở bé trai hơn bé gái, đôi khi xảy ra trên người lớn có hệ miễn dịch kém. Bệnh chốc đầu thường diễn ra vào mùa hè khi điều kiện thời tiết nóng ẩm và môi trường thiếu vệ sinh hay trong khu dân cư đông đúc. Ngoài ra, da đầu là nơi ẩm ướt – là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn xâm nhập và phát triển.

Cách chữa bệnh chốc đầu

Nguyên tắc xử lý

Sau đây là nguyên tắc xử lý cho bệnh chốc đầu ở trẻ. Khi phát bệnh điều quan trọng và tiên quyết là cần loại bỏ nguyên nhân lây bệnh. Để mau khỏi bệnh nhanh thì cần thực hiện các bước như sau:

  • Vệ sinh sạch sẽ một cách nhẹ nhàng cẩn thận những tổn thương để loại bỏ vi khuẩn, làm mềm và loại bỏ những vảy tiết.
  • Sử dụng dung dịch kháng khuẩn tại chỗ như oxy già, cồn dung dịch kháng khuẩn Dizigone, dung dịch betadine… để diệt vi khuẩn tụ cầu và liên cầu khuẩn.
  • Bôi kháng sinh như acid fusidic, mupirocin… trong trường hợp vết thương lây lan nhanh, nổi nhiều mụn bọng nước.
  • Sử dụng kem dưỡng để làm lành và hồi phục da thúc đẩy tái tạo da nhanh như kem dizigone nano bạc…

Khi sử dụng thuốc cần đọc kỹ hạn sử dụng và cách sử dụng. Khi dị ứng với thành phần của thuốc thì phải ngừng ngay. Và nếu xử lý theo những nguyên tắc trên mà trẻ vẫn không khỏi bệnh hay không thuyên giảm thì nên đưa trẻ tới bác sĩ để được điều trị.

Cách chữa bệnh chốc đầu ở trẻ em

Bệnh chốc đầu tưởng chừng như đơn giản nhưng nếu không điều trị đúng cách và kịp thời thì bệnh sẽ tiến triển lây lan nhanh chóng và có nguy cơ biến chứng, cụ thể:

  • Biến chứng tại chỗ, bệnh gây ra chàm hóa, chốc loét nặng nề…
  • Biến chứng toàn thân, bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết, viêm cầu thận cấp, viêm hạch…

Sau đây là những cách điều trị bệnh chốc đầu ở trẻ em mà bạn có thể tham khảo:

Sử dụng dung dịch kháng khuẩn

Khi mới phát bệnh, các vết chốc chưa bị loét, bạn cần sử dụng các dung dịch sát khuẩn mạnh có khả năng diệt khuẩn là đủ. Hiện nay trên thị trường các nhà thuốc tây có bán rất nhiều loại với các mức giá tùy vào loại tốt hay thường.

Việc sử dụng các dung dịch kháng khuẩn sẽ làm hạn chế sự phát triển của các vi khuẩn có hại, giúp vết chốc đầu mau kết mài, tránh kéo dài tình trạng chốc đầu ở trẻ em dạng bọng nước.

Sử dụng thuốc mỡ

Khi bệnh phát triển nhanh thì việc sử dụng dung dịch sát khuẩn chưa đủ. Lúc này, bạn cần kết hợp các thuốc kháng sinh dạng mỡ để tăng cường tiêu diệt vi khuẩn. Bên cạnh đó việc dùng thuốc mỡ sẽ giúp các mô vết thương mau lành và không để lại sẹo.

Sử dụng thuốc kháng sinh

Khi bệnh trở nặng sử dụng các cách trên vẫn không khỏi mà ngày càng lây lan thì bạn cần đưa bé đi gặp bác sĩ để có phác đồ điều trị. Trong trường hợp này, bác sĩ chỉ định cho trẻ uống thuốc kháng sinh kết hợp với bôi thuốc. Để mau chóng hồi phục, bạn cần tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ đưa ra.

Cách trị bệnh chốc đầu ở trẻ em 3 Phương pháp bôi thuốc kháng sinh giúp giảm sự lây lan của bệnh chốc đầu ở trẻ em

Những điều cần lưu ý khi chăm sóc trẻ bị chốc đầu

Để chăm sóc hiệu quả cho trẻ em bị bệnh chốc đầu bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

Cắt tóc ngắn: Như bạn cũng biết một trong những điều kiện thuận lợi giúp vi khuẩn phát triển mà vùng da đầu ẩm ướt, vì vậy cắt tóc ngắn là loại bỏ môi trường sống lý tưởng của chúng đồng thời giúp việc điều trị bệnh dễ dàng hiệu quả hơn. Tóc càng ngắn càng dễ vệ sinh các vết chốc cũng như bôi thuốc dễ dàng hơn.

Hạn chế gãi vết chốc: Để tránh vi khuẩn lây lan nhanh tuyệt đối không được gãi hay chà xát. Có thể điều này rất khó với các bé nên bạn cần phải lưu ý sát xao. Bên cạnh đó, bạn cần cho trẻ bận đồ thoáng mát và cắt móng tay để đảm bảo vi khuẩn không tụ dưới móng tay khi trẻ lỡ gãi đồng thời hạn chế tổn thương gây vỡ bọng nước.

Dinh dưỡng hợp lý đầy đủ: Trong quá trình bị chốc đầu, bạn cần cung cấp bổ sung các thức ăn giàu khoáng chất, vitamin, protein như thịt, sữa rau xanh, cà rốt, cam... để tăng cường sức đề kháng.

Môi trường sống sạch sẽ: Việc dọn dẹp vệ sinh môi trường sống vô cùng cần thiết. Thường xuyên giặt giũ chăn màn và các vật dụng cá nhân cũng như đồ chơi của trẻ em. Thường xuyên vệ sinh tay trẻ với những dung dịch diệt khuẩn an toàn ngăn ngừa sự tích tụ của tụ cầu và liên cầu khuẩn. Đồng thời giặt đồ riêng và để trẻ chơi trong nhà. Hạn chế để trẻ ở nơi thiếu ánh sáng và dễ bị côn trùng đốt.

Cách trị bệnh chốc đầu ở trẻ em 4 Dọn dẹp nhà ở sạch sẽ để giảm thiểu tích tụ vi khuẩn cầu gây bệnh chốc đầu

Trên đây là toàn bộ bài viết “Cách trị bệnh chốc đầu ở trẻ em” mà bạn đọc có thể tham khảo để biết thêm nhiều kiến thức về bệnh chốc đầu ở trẻ em mà bạn có thể biết. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho bạn đồng hành cùng với trẻ vượt qua bệnh chốc đầu cũng như biết được nguồn khơi gây ra bệnh mà phòng tránh.

Ánh Vũ 

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin