Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Nhiều phụ huynh cảm thấy vô cùng lo lắng khi phát hiện con mình vừa chào đời đã có rất nhiều lông trên cơ thể. Lớp lông này liệu có gây nguy hiểm gì cho bé không? Có cách nào giúp trị chứng rậm lông ở trẻ sơ sinh hiệu quả hay không? Cùng tìm hiểu nhé!
Phần lớn, trẻ sơ sinh sau khi chào đời đều có khá nhiều lông măng, dân gian thường gọi là lông đẹn hoặc lông cáy. Loại lông này đôi khi có thể làm cho bé khó chịu nhưng lại không nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ.
Lớp lông măng trên cơ thể trẻ sơ sinh là lông tơ bắt đầu mọc vào khoảng 3 tháng cuối của thai kỳ khi thai nhi còn trong bụng mẹ. Lớp lông này rất mịn này và thường xuất hiện ở trán, tai, má, vai và lưng. Phần lớn lông măng sẽ rụng hết khi bé tròn một tuổi, một số ít trẻ vẫn phải sống chung với lớp lông này đến khi được 2 - 3 tuổi.
Với trẻ sơ sinh, lớp lông măng vừa phải có nhiều công dụng như: Giữ ấm, bảo vệ da, kích thích sự tăng trưởng và phát triển của bé. Lông mọc nhiều và không rụng lâu dần khiến trẻ ngứa ngáy, khó chịu, bứt rứt trong người, hay cựa quậy, ngủ không ngon giấc và ăn kém. Chứng rậm lông ở trẻ còn khiến trẻ bị rôm sảy, viêm da từ đó làm ảnh hưởng lớn đến thẩm mỹ và sự phát triển của bé.
Chứng rậm lông ở trẻ sơ sinh có thể kéo theo các vấn đề về da
Với trẻ sơ sinh, lông măng là một phần trong quá trình phát triển nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên nếu sau vài tháng mà lớp lông này vẫn dày, rậm rạp và không chịu rụng thì các mẹ có thể tham khảo các cách sau để trị rậm lông cho bé:
Liệu pháp này nên áp dụng trước mỗi lần bạn cho trẻ tắm với nước như bình thường. Massage cơ thể trẻ sơ sinh bằng dầu oliu cũng là cách giúp bé hết bị rậm lông đơn giản nhất. Cách thực hiện rất đơn giản, bạn chỉ cần thoa một lớp mỏng dầu oliu lên da bé và xoa bóp nhẹ nhàng. Bên cạnh việc giúp trẻ cảm thấy thoải mái và thích thú, massage với dầu oliu còn có tác dụng duy trì làn da mịn màng, khỏe mạnh cho bé nhờ công dụng dưỡng ẩm, tái tạo lại lớp mô chết hiệu quả.
Dầu oliu được đánh giá cao trong việc trị chứng rậm lông ở trẻ
Lá trầu không là loại lá khá an toàn với trẻ sơ sinh và cũng rất dễ tìm mua. Đây chính là một trong những phương pháp trị rậm lông cho trẻ khá hiệu quả được nhiều mẹ tin tưởng áp dụng.
Cách thực hiện:
Áp dụng cách làm thường xuyên 2 lần mỗi tuần vào mùa hè và 1 lần mỗi tuần vào mùa đông để tẩy lông cho trẻ hiệu quả nhất. Bạn sẽ sớm nhận thấy lông măng của trẻ bị làm mờ và dần biến mất, nhờ đó bé không còn thấy khó chịu hay ngứa ngáy.
Theo Đông y lá khế có tính lạnh, vị chát với tác dụng thanh nhiệt, tán độc. Không chỉ chữa rôm sảy, dị ứng hiệu quả loại lá này còn có công dụng chữa rậm lông cho trẻ rất tốt.
Cách thực hiện:
Cách làm này không chỉ giúp loại bỏ lông măng mà còn trị mụn nhọt giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
Cây cỏ mực (cây nhọ nồi) là một loại cỏ hoang dại, thường được tìm thấy ở những nơi như ven đường, bờ ruộng, bờ mương, bờ ao và trong vườn nhà. Lá cây này rất giàu vitamin và chất kháng sinh có công dụng làm rụng lông măng, chống các chất kích thích mọc lông rất tốt nhưng không hề gây hại hay kích ứng cho trẻ sơ sinh.
Cỏ mực từ xa xưa đã được sử dụng để trị rậm lông cho trẻ
Cách thực hiện:
Cách làm này không chỉ giúp loại bỏ lông măng mà còn trị mụn nhọt giúp trẻ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn.
Tắm lá đậu ván là kinh nghiệm chữa rậm lông an toàn và hiệu quả được nhiều mẹ bỉm sữa tin tưởng áp dụng.
Cách thực hiện:
Áp dụng mẹ trị rậm lông trên cho bé từ 2 - 3 lần mỗi tuần để giúp da bé sạch lông, mềm mại và mịn màng.
Cần chú ý khi trị rậm lông ở trẻ để tránh các tổn thương da
Chứng rậm lông ở trẻ sơ sinh tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng gây không ít ảnh hưởng đến đời sống của bé. Khi thấy bé có biểu hiện bất thường về lông - tóc bố mẹ cần đưa trẻ bệnh viện da liễu để kiểm tra, phát hiện sớm và điều trị kịp thời để cải thiện chứng rậm lông, giúp con phát triển bình thường khỏe mạnh.
Minh QA
Nguồn: Tổng hợp
Dược sĩ Đại họcTừ Vĩnh Khánh Tường
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Võ Trường Toản. Có nhiều năm kinh nghiệm trong ngành Dược. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.