Cả bé trai lẫn bé gái đều có thể bị hăm tã nhưng bé gái có nguy cơ bị hăm tã và khả năng tái hăm cao hơn. Điều này là do đặc điểm vùng kín bé gái có cấu tạo hình phễu ngược khiến nước tiểu dễ bị đọng lại, cũng như dễ chảy xuống hậu môn gây ra tình trạng bị hăm tã. Mẹ đừng bỏ qua 7 cách trị hăm tã cho bé gái đơn giản tại nhà dưới đây nhé!
Nguyên nhân dẫn đến hăm tã ở trẻ
Hăm tã là hiện tượng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh, xuất hiện tại vùng mông, bẹn của trẻ. Khi bị hăm tã, vùng da bị ảnh hưởng sẽ đỏ, đau và rát khiến trẻ trở nên cáu gắt, quấy khóc, ngủ không ngon,... Tình trạng này nếu không xử lý sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và tinh thần của bé trong những năm đầu đời.
Bé gái có nguy cơ bị hăm tã và khả năng tái hăm cao hơn
Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây hăm tã ở trẻ:
-
Dị ứng chất liệu làm tã, giấy ướt khi dùng để lau, làm vệ sinh cho bé;
-
Dị ứng các hóa chất dùng tạo mùi thơm cho tã, giấy;
-
Nhiễm trùng hay nhiễm nấm: Khi da ẩm ướt, bị dơ do nước tiểu/phân của trẻ thì nấm và vi trùng vốn luôn ký sinh trên da càng có điều kiện phát triển gây bệnh trên da;
-
Da quá nhạy cảm: Làn da trẻ sơ sinh vốn mỏng manh, yếu ớt và dễ kích ứng. Việc đeo bỉm tã thường xuyên càng khiến da trẻ bí bách, đổ mồ hôi gây kích ứng, hăm da.
Bên cạnh những nguyên nhân trên còn có một số nguyên nhân khác khiến trẻ có nguy cơ bị hăm tã:
-
Tã thô ráp chà xát lên vùng da nhạy cảm của bé;
-
Hóa chất trong bột giặt và chất làm mềm vải, xà phòng thơm và nước thơm,... đều có thể ảnh hưởng đến làn da nhạy cảm của bé;
-
Quần lót bằng nhựa gây bí khiến da trẻ bị ẩm dẫn đến hăm tã.
Tìm hiểu: Gợi ý tên con gái đẹp, ý nghĩa dành cho các mẹ tham khảo
Dấu hiệu hăm tã
Cha mẹ rất dễ nhận biết trẻ bị hăm tã. Hiện tượng này biến chuyển theo từng thời kỳ khác nhau bao gồm:
-
Giai đoạn 1: Da nổi hồng phát ban quanh vùng mang tã. Nếu mẹ chú ý vệ sinh da sạch sẽ cho bé thì dấu hiệu sẽ nhanh chóng cải thiện và sau đó biến mất.
-
Giai đoạn 2: Da bắt đầu ngứa rát, nổi mẩn đỏ và những mụn nước nhỏ li ti nổi từ ít đến dày. Lúc này, tình trạng hăm tã đã gây ảnh hưởng rõ đến trẻ khiến trẻ quấy khóc, hay gãi, cọ người, dễ bong mụn nước.
-
Giai đoạn 3: Bé bị hăm tã nặng, những mụt mụn nước bị vỡ, khả năng nhiễm khuẩn rất cao khiến da trẻ lở loét, viêm sưng đỏ. Khi trẻ tiểu tiện sẽ khó khăn vì xót da. Nếu bệnh không được điều trị kịp thời, vùng viêm loét lan rộng sẽ kéo theo nguy cơ bé gái sẽ bị các bệnh lý sinh dục tiết niệu ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản sau này. Hơn nữa, sẹo hăm da ở nơi vùng kín sẽ gây mất thẩm mỹ cho bé gái.
Tình trạng hăm tã gây ảnh hưởng khiến trẻ quấy khóc, hay gãi, dễ bong mụn nước
Cách trị hăm tã cho bé gái tại nhà theo dân gian
Theo phương pháp dân gian, có rất nhiều cách trị hăm tã cho bé gái tại nhà rất đơn giản mà mẹ bỉm có thể tham khảo áp dụng sau đây:
Dùng dầu dừa
Dầu dừa là nguyên liệu quen thuộc dùng phổ biến trong chăm sóc da, làm đẹp của chị em. Bên cạnh đó, dầu dừa cũng có tác dụng trị hăm tã rất hiệu quả mà không phải mẹ nào cũng biết.
Nhờ chứa nhiều chuỗi acid béo trung tính có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm cũng như các chất chống oxy hóa vitamin E, phytosterol mà dầu dừa có khả năng giúp mô da phục hồi tổn thương do hăm tã nhanh chóng, dưỡng ẩm da, giúp da em bé luôn mềm mại.
Cách thực hiện trị hăm tã bằng dầu dừa
Sau khi trẻ được tắm rửa sạch sẽ, mẹ dùng dầu dừa nguyên chất thoa một lớp mỏng lên vùng da hăm tã, kết hợp thoa là massage nhẹ nhàng cho dầu dừa thấm đều, sâu vào da.
Dầu dừa cũng có tác dụng trị hăm tã rất hiệu quả
Dùng nha đam
Trong nha đam (hay còn gọi lô hội) có chứa đến 23 loại acid amin, vitamin, nguyên tố vi lượng. Mặt khác, nhựa cây nha đam có chứa nhiều chất polysaccarid, các acid béo và một số hoạt chất nhóm anthraquinon.
Từ những thành phần này, nha đam được dùng trong chăm sóc da với công dụng giúp kháng khuẩn, chống viêm cho da. Mặt khác, nha đam còn có thể giúp da được dưỡng ẩm, cung cấp vitamin, chống oxy hóa tế bào thúc đẩy quá trình phục hồi làn da tổn thương, tăng độ đàn hồi mô da. Đó là lý do vì sao dùng nha đam cũng là cách trị hăm tã cho bé gái tại nhà rất đơn giản mà hiệu quả.
Cách thực hiện
Sau khi trẻ được tắm rửa sạch sẽ, mẹ dùng lá nha đam đã rửa sạch, bỏ đi phần vỏ xanh, nạo lấy thạch nha đam thoa nhẹ nhàng lên da bé, để khô tự nhiên và sau đó rửa sạch lại da bé.
Dùng lá trầu không
Sở dĩ dùng lá trầu không làm cách trị hăm tã cho bé gái tại nhà là do loại thảo dược này có chứa nhiều nước, protein, vitamin và thành phần khử trùng, kháng viêm hiệu quả chavicol.
Cách thực hiện
Rửa sạch nắm lá trầu không, cắt thật nhỏ cho vào chén, sau đó thêm nước sôi vào rồi đậy kín mặt chén như hãm trà;
Chờ trong khoảng 15 phút cho dược chất trong lá trầu thẩm thấu ra nước;
Dùng bông gòn thấm nước này chấm lên vết hăm da của trẻ, 2 - 3 lần/ngày, 3 ngày/tuần sẽ giúp da trẻ nhanh chóng trở lại bình thường.
Lá khế
Trong Y học cổ truyền, lá khế có công dụng trị các bệnh ngoài da, bao gồm chàm da, hăm tã, sơn lở, dị ứng, lở loét.
Cách thực hiện
-
Rửa sạch khoảng 100 - 150g lá khế non và hoa, nấu trong thời gian từ 10 - 15 phút với 5 - 6l nước;
-
Dùng nước này xông hoặc tắm cho bé.
Sau 3 - 4 ngày đều đặn thực hiện, tình trạng hăm da nhẹ sẽ biến mất.
Dùng trà xanh
Dùng trà xanh là cách trị hăm tã cho bé gái rất tốt vì an toàn
Công dụng của trà xanh từ lâu đã được nhiều người biết đến trong làm đẹp và chăm sóc da. Nguyên liệu này là cách trị hăm tã cho bé gái rất tốt vì vừa an toàn, lành tính vừa hiệu quả cho làn da chịu nhiều thương tổn. Trong trà xanh chứa chất chống oxy hóa EGCG cùng nhiều vitamin, khoáng chất cung cấp dưỡng chất cần thiết cho làn da chịu nhiều thương tổn.
Cách thực hiện trị hăm tã bằng trà xanh
-
Rửa sạch nắm lá trà xanh, nấu sôi cùng với 1 - 1,5l nước trong khoảng 10 - 15 phút;
-
Dùng nước này pha với nước ấm tắm cho trẻ mỗi ngày đến khi dịu vết hăm da.
Trên đây là những biện pháp dân gian trị hăm tã cho trẻ sơ sinh mẹ bỉm có thể áp dụng. Tuy nhiên lưu ý là những cách này dùng nguyên liệu tự nhiên nên sẽ không thể thấy ngay hiệu quả nên mẹ cần tránh việc sốt ruột thay đổi nhiều cách khác nhau. Điều này chỉ khiến da bé có nguy cơ gia tăng dị ứng mà thôi. Trường hợp trẻ có cơ địa dễ dị ứng các thực vật tự nhiên hoặc đã áp dụng một thời gian mà vẫn không cải thiện, mẹ có thể sử dụng các phương pháp trị hăm tã theo chỉ dẫn bác sĩ chuyên khoa.
Cách trị hăm tã theo phương pháp hiện đại
Dùng kem hăm tã
Kem trị hăm tã giúp da bé giảm dần dấu hiệu sưng viêm, giảm ngứa rát
Loại kem này giúp da bé giảm dần dấu hiệu sưng viêm, giảm ngứa rát nhờ cung cấp dưỡng chất cân bằng độ ẩm, giúp da phục hồi từ sâu bên trong. Triệu chứng bệnh sẽ khỏi sau 3 - 7 ngày thoa đều đặn.
Trong kem trị hăm tã có chứa thành phần sát khuẩn, kháng viêm nên nhanh chóng giúp loại bỏ một phần vi khuẩn gây hăm tã ra khỏi da bé. Bên cạnh đó, một số kem có tinh dầu menthol còn mang lại cho bé cảm giác mát lạnh khi thoa với mùi hương dịu nhẹ.
Một số loại kem trị hăm được tin dùng từ lời khuyên chuyên gia: Sudocrem, Bepanthen, Skinbibi,…
Lưu ý là kem hăm tã này chỉ hiệu quả cho bệnh ở mức độ nhẹ và trung bình. Với tình trạng hăm nặng, da nổi mụn nhiều hay trợt loét, các kem hăm tã này sẽ không đem đến hiệu quả do khả năng kháng khuẩn, kháng nấm còn hạn chế.
Dùng thuốc mỡ kháng sinh
Các loại kháng sinh diệt khuẩn thường dùng trong hăm tã như gentamycin, neomycin… dạng kem bôi. Nhiều chế phẩm kem bôi hiện nay còn kết hợp thêm Corticoid giúp giảm viêm mụn do hăm. Tuy nhiên, với sản phẩm có chứa hoạt chất này cần dùng theo chỉ định của bác sĩ vì dễ gây nhiều tác dụng phụ.
Sau khi tắm xong, da còn ẩm mẹ có thể bôi cho trẻ để kháng sinh thấm sâu trong da, tăng hiệu quả điều trị.
Như Quỳnh
Nguồn tham khảo: Tổng hợp