Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Viêm tai ngoài là bệnh lý thường gặp và cần phải có phương pháp vệ sinh riêng. Bạn đã biết cách vệ sinh tai khi bị viêm tai ngoài sao cho đúng chưa?
Viêm tai ngoài nói riêng hay các bệnh lý khác nói chung đều cần có cách chăm sóc hợp lý. Việc chăm sóc đúng cách là yếu tố chiếm đến 70% kết quả điều trị bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách vệ sinh tai khi bị viêm tai ngoài. Qua bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn phương pháp vệ sinh tai chi tiết, đúng cách mà bạn không thể bỏ qua!
Viêm tai ngoài là tình trạng niêm mạc ống tai phía bên ngoài bị nhiễm trùng. Nguyên nhân chủ yếu bắt nguồn từ sự sinh sôi và phát triển của nấm và vi khuẩn ở phần thành tai. Nếu không được chữa trị kịp thời, bệnh sẽ nhanh chóng tiến triển thành viêm tai ngoài ác tính hoặc vi khuẩn vượt qua phần màng nhĩ, tiến sau vào gây viêm tai giữa. Lúc này, việc điều trị viêm tai ngoài lại càng tốn thêm thời gian và trở nên khó khăn hơn rất nhiều.
Nếu phát hiện thấy bản thân có các dấu hiệu sau đây, bạn rất có thể đã bị viêm tai ngoài:
Thói quen vệ sinh tai cần được thực hiện thường xuyên vì đây là cách hiệu quả nhất để chấm dứt tình trạng viêm nhiễm kéo dài. Cách vệ sinh tai khi bị viêm tai ngoài đúng sẽ làm giảm dịch tiết ứ đọng và lớp vảy bong ra bên trong tai. Các triệu chứng bệnh cũng vì thế mà được cải thiện đáng kể, làm giảm nguy cơ nhiễm trùng tai. Hơn nữa, đây cũng là cách ngăn chặn triệt để khả năng sinh sôi, phát triển của vi khuẩn và nấm bên trong tai, giữ cho tai luôn khô thoáng.
Dưới đây là các bước vệ sinh tai khi bị viêm tai ngoài vô cùng chi tiết mà bạn có thể tham khảo. Cụ thể:
Khu vực vành tai rất quan trọng vì nó là cửa ngõ đón các sinh vật, các tác nhân đi sâu vào bên trong tai. Vì vậy, khi vệ sinh, bạn nên dùng khăn mềm đã được thấm nước ẩm để lau nhẹ nhàng phần vành tai. Việc này sẽ giúp loại bỏ tất cả bụi bẩn, vi khuẩn và nước dịch mủ chảy ra từ trong tai.
Tiếp theo, bạn xoắn nhẹ phần khăn rồi tiếp tục lau phần ống tai sâu hơn để đảm bảo máu, các chất nhầy và tế bào chết đã được vệ sinh sạch sẽ.
Khu vực bên trong tai là nơi bị tổn thương nặng nề nhưng lại có cấu tạo nhiều khe, rãnh khiến việc vệ sinh trở nên khó khăn hơn. Vì vậy, bạn có thể sử dụng nước muối sinh lý và nhỏ từ 3 - 4 giọt vào ống tai. Sau đó, nhẹ nhàng day vành tai để nước ngấm vào niêm mạc tai. Bạn chỉ nên để khoảng 5 - 10 giây rồi nghiêng đầu cho nước chảy ra ngoài. Cuối cùng, bạn lấy khăn sạch lau khô để đảm bảo tai đã ráo nước.
Nếu được kê đơn thuốc nhỏ kháng sinh, bạn tiếp tục thực hiện tương tự như bước trên.
Điều này tưởng chừng như kỳ lạ nhưng lại vô cùng cần thiết. Mũi, họng và tai có cấu tạo thông với nhau nên có quan hệ vô cùng mật thiết. Việc tai bị viêm sẽ không tránh khỏi tình trạng vi khuẩn và nấm lan rộng ra gây viêm họng và viêm mũi.
Trước hết, bạn sử dụng nước muối pha loãng để vệ sinh hết lớp dịch nhầy và tế bào chết trong mũi và họng bằng cách rửa mũi và súc họng. sau khi xì sạch mũi, bạn sử dụng nước muối sinh lý chuyên dụng như nước muối sinh lý Fysoline hồng để nhỏ mũi. Cách này cũng đồng thời tạo ra lớp màng bảo vệ mũi và họng khỏi sự xâm nhập của nấm và vi khuẩn.
Trong quá trình vệ sinh tai, bạn cần tuân theo một vài chú ý sau để rút ngắn thời gian điều trị bệnh:
Rõ ràng cách vệ sinh tai khi bị viêm tai ngoài đúng đắn là vô cùng quan trọng. Bằng cách này, người bệnh có thể chủ động theo dõi tình trạng bệnh và phối hợp nhịp nhàng với bác sĩ trong quá trình điều trị.
Thu Trang
Nguồn tham khảo: Tổng hợp