Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Bệnh lý/
  3. Tai - Mũi - Họng/
  4. Viêm tai ngoài ác tính

Viêm tai ngoài ác tính: Căn bệnh không thể chủ quan

Bác sĩHoàng Thị Lệ

Đã kiểm duyệt nội dung

Với hơn 8 năm kinh nghiệm, trong đó có 5 năm làm việc trong lĩnh vực Nội khoa và 3 năm chuyên về tiêm chủng, bác sĩ đã đóng góp quan trọng vào việc nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cộng đồng.

Xem thêm thông tin

Viêm tai ngoài là một bệnh nhiễm trùng tai phổ biến. Trong một số trường hợp, viêm tai ngoài có thể lan rộng đến các mô xung quanh, bao gồm xương hàm, mặt và trở thành viêm tai ngoài ác tính. Đây là căn bệnh gây tổn thương mô nghiêm trọng và có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Vậy đâu là nguyên nhân gây ra tình trạng này và làm thế nào để điều trị hiệu quả? Bạn có thể tham khảo bài viết sau đây.

Nội dung chính

Tìm hiểu chung viêm tai ngoài ác tính

Viêm tai ngoài ác tính là gì?

Viêm tai ngoài là một bệnh nhiễm trùng tai phổ biến. Nó phát triển trong ống tai dẫn đến màng nhĩ. Trong một số trường hợp, viêm tai ngoài có thể lan sang các mô xung quanh, bao gồm cả xương hàm và mặt. Nhiễm trùng này được gọi là viêm tai ngoài ác tính.

Các vi khuẩn như Pseudomonas aeruginosaStaphylococcus aureus thường gây ra bệnh viêm tai ngoài ác tính. Hơn 90% những người phát triển viêm tai ngoài ác tính có bệnh tiểu đường.

Viêm tai ngoài ác tính là một bệnh nhiễm trùng nặng. Nếu không được điều trị, bệnh viêm tai ngoài ác tính có thể đe dọa đến tính mạng.

Triệu chứng viêm tai ngoài ác tính

Những dấu hiệu và triệu chứng của Viêm tai ngoài ác tính

Triệu chứng của bệnh viêm tai ngoài ác tính thường đa dạng và có mức độ nặng nề hơn so với những tình trạng viêm nhiễm thông thường. Do đó, những biểu hiện của viêm tai ngoài ác tính rất dễ nhận biết, cụ thể:

  • Tiết dịch màu vàng hoặc xanh (dịch mủ) chảy ra từ tai dai dẳng kèm theo mùi hôi khó chịu;

  • Đau tai nặng hơn khi cử động đầu;

  • Mất thính lực làm bệnh nhân không nghe rõ, ù tai nặng;

  • Cảm giác ngứa dai dẳng trong ống tai;

  • Sốt cao;

  • Mất giọng hoặc viêm thanh quản;

  • Sưng và đỏ da quanh tai;

  • Triệu chứng toàn thân: Yếu cơ, khó nuốt, mất giọng hoặc viêm thanh quản,…

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào trên, hãy liên hệ với bác sĩ ngay lập tức. Điều trị sớm sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan của nhiễm trùng. Điều này sẽ làm giảm các biến chứng do nhiễm trùng.

Biến chứng có thể gặp khi mắc bệnh Viêm tai ngoài ác tính

Viêm tai ngoài ác tính là một bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị kịp thời sẽ gây ra một số biến chứng như:

  • Áp xe tại chỗ viêm;

  • Áp xe não;

  • Viêm màng nhĩ, thủng màng nhĩ;

  • Viêm mô tế bào;

  • Viêm màng não dẫn đến liệt dây thần kinh;

  • Nghe kém hoặc không thể nghe do ống tai bị thu hẹp hay ứ đọng dịch;

  • Tử vong do không điều trị và viêm nhiễm nặng.

Khi nào cần gặp bác sĩ?

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào nêu trên xảy ra, bạn nên liên hệ ngay với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn. Chẩn đoán và điều trị sớm sẽ giảm nguy cơ tăng nặng của bệnh và giúp bạn mau chóng hồi phục sức khỏe. Cơ địa và tình trạng bệnh lý có thể khác nhau ở nhiều người. Hãy luôn thảo luận với bác sĩ để được chỉ định phương pháp chẩn đoán, điều trị và xử lý tốt nhất dành cho bạn.

Nguyên nhân viêm tai ngoài ác tính

Nguyên nhân dẫn đến Viêm tai ngoài ác tính

Viêm tai ngoài ác tính thường không phải là biến chứng của viêm tai ngoài thông thường. Tình trạng này xảy ra khi bạn có các vấn đề sức khỏe khác hoặc do hệ thống miễn dịch của bạn đang suy yếu, chúng có thể bao gồm:

  • Bệnh tiểu đường;

  • Ung thư đang hóa trị hoặc xạ trị;

  • Nhiễm HIV/AIDS.

Khi hệ thống miễn dịch của bạn bị suy yếu sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn xâm nhập vào ống tai gây nhiễm trùng làm hỏng mô của ống tai và xương ở đáy hộp sọ của bạn. Nếu không được điều trị, nhiễm trùng có thể lây lan đến não, dây thần kinh sọ và các bộ phận khác của cơ thể.

Vi khuẩn làm mủ xanh Pseudomonas aeruginosa được xác định là tác nhân gây bệnh viêm tai ngoài ác tính thường gặp. Ngoài ra, Staphylococcus aureus, Aspergillus, Proteus mirabilis, Klebsiella oxytoca, Burkholderia cepacia Candida parapsilosis cũng là một trong những tác nhân gây bệnh viêm tai ngoài ác tính thường gặp.

Một số yếu tố khác tăng nguy cơ mắc viêm tai ngoài ác tính, bao gồm:

  • Khí hậu nóng ẩm: Khí hậu nóng ẩm thường tạo điều kiện thuận lợi cho các chủng vi khuẩn gây bệnh phát triển, vì vậy, những người làm việc hoặc sinh sống ở những nơi có khí hậu nóng ẩm sẽ có nguy cơ bị viêm nhiễm tai ngoài và khiến bệnh tiến triển theo chiều hướng xấu.

  • Độ tuổi và giới tính: Những người có độ tuổi trên 60 thuộc nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh viêm tai ngoài hoại tử cao. Ngoài ra kết quả khảo sát cũng cho thấy, nguy cơ bị viêm tai ngoài hoại tử ở nam giới cũng cao hơn so với phụ nữ.

  • Phơi nhiễm Pseudomonas aeruginosa: Thường xuất hiện trong những hồ nước chứa hàm lượng clo cao như nước trong hồ bơi và những nơi có nguồn nước bẩn.

  • Chấn thương/ tổn thương tai ngoài: Chấn thương tai ngoài hoặc trầy xước, tổn thương tai ngoài từ những lần va đập, té ngã, làm sạch ống tai quá mạnh, gãi bên trong tai, có vật lạ mắc kẹt trong ống tai… Các vi khuẩn sẽ lợi dụng những vết rách da này để xâm nhập vào bên trong tế bào gây viêm, sau đó tiếp tục làm viêm sụn ở những vùng lân cận và tiếp đến gây viêm xương nhĩ (các xương búa, đe, bàn đạp ở sát màng nhĩ).
Chia sẻ:

Có thể bạn quan tâm

Nguồn tham khảo

Câu hỏi thường gặp về bệnh viêm tai ngoài ác tính

Tai chảy dịch có phải do viêm tai ngoài ác tính không?

Tai chảy dịch có thể là triệu chứng của viêm tai ngoài ác tính, đặc biệt là khi dịch chảy ra có màu vàng, có mủ và mùi hôi khó chịu. Tuy nhiên, triệu chứng này cũng có thể do viêm tai giữa, nhiễm trùng, hoặc các vấn đề khác liên quan đến tai khác.

Viêm tai ngoài ác tính thường gặp ở đối tượng nào?

Viêm tai ngoài ác tính có nguy hiểm không?

Viêm tai ngoài ác tính có di truyền không?

Viêm tai ngoài ác tính khi nào cần nhập viện điều trị?

Hỏi đáp (0 bình luận)