Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Có cách xoa bóp bàn chân bẹt cho trẻ em bớt đau không?

Ngày 24/07/2023
Kích thước chữ

Trẻ em mắc phải chứng bàn chân bẹt thường gặp khó khăn khi di chuyển, tập luyện thể thao, và thậm chí có thể gặp rủi ro về lưng và khớp gối. Có một số phương pháp điều trị, trong đó xoa bóp bàn chân bẹt được đề xuất như một phương án giảm đau và hỗ trợ điều trị. Liệu cách xoa bóp có thể giúp trẻ em bớt đau và giảm tình trạng bàn chân bẹt?

Một số trẻ gặp phải vấn đề bàn chân bẹt, gây ra khó khăn trong việc đi lại và tập luyện. Để giúp giảm đau và hỗ trợ điều trị cho trẻ em mắc chứng bàn chân bẹt, nhiều người đã tìm đến phương pháp xoa bóp. Xoa bóp bàn chân bẹt có thực sự hiệu quả? Liệu liệu phương pháp này có giúp trẻ em bớt đau và cải thiện tình trạng bàn chân bẹt?

Bàn chân bẹt là gì?

Bàn chân bẹt là tình trạng khi lòng bàn chân không có vòm cong tự nhiên, làm cho bàn chân trông bằng phẳng khi đứng trên mặt sàn. Vòm bàn chân được hình thành từ các cơ và dây chằng nối xương ở phần giữa, trước và sau chân.

cach-xoa-bop-ban-chan-bet-cho-tre-em-cach-khac-phuc-hoi-chung-ban-chan-bet.jpg
Bàn chân bẹt khi lòng bàn chân không có vòm cong tự nhiên

Trẻ sơ sinh thường không có vòm bàn chân do cấu trúc chân là các mô mềm, nhưng từ 2 đến 3 tuổi, vòm bàn chân sẽ bắt đầu hình thành và phát triển hoàn thiện. Nếu vòm bàn chân không phát triển đúng cách trong giai đoạn này, trẻ sẽ bị chứng bàn chân bẹt.

Nhận biết dấu hiệu bệnh bàn chân bẹt ở trẻ em

Cha mẹ có thể nhận biết con bị hội chứng bàn chân bẹt khi quan sát thấy các dấu hiệu sau:

  • Lòng bàn chân phẳng bì và không có vòm cong tự nhiên khi đứng.
  • Bàn chân có khuynh hướng áp cạnh trong (phần vòm) xuống đất khi đi đứng.
  • Quay mặt của trẻ vào tường, góc cạnh mắt cá chân có xu hướng cong nhiều và khớp gối chụm vào nhau.
  • In hình bàn chân lên cát hoặc giấy trắng bằng nước màu, dấu in sẽ hiện rõ toàn bộ bàn chân mà không để lại hõm cong.
  • Trẻ thường xuyên phàn nàn về đau ở bàn chân, mắt cá, đầu gối hoặc có khó khăn khi chơi thể thao.

Khi phát hiện các dấu hiệu trên, cha mẹ nên đưa trẻ đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được kiểm tra và tư vấn về điều trị và chăm sóc phù hợp nếu trẻ bị hội chứng bàn chân bẹt.

Bàn chân bẹt ở trẻ có nguy hiểm không?

Bàn chân bẹt ở trẻ là căn bệnh tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm. Tác hại của bàn chân bẹt có thể trở nên nghiêm trọng hơn nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Vòm bàn chân đóng vai trò quan trọng trong việc chịu lực, cân bằng và giảm phản lực từ mặt đất dội lên bàn chân. Trẻ em mắc bàn chân bẹt sẽ gặp các vấn đề sau:

  • Mất cân bằng cơ thể, hạn chế khả năng vận động, gây nguy cơ ngã do bàn chân không linh hoạt.
  • Biến dạng bàn chân do áp sát phần cạnh trong xuống mặt đất khi đi lại.
  • Viêm hoặc thoái hóa khớp gối do cấu trúc bàn chân bẹt gây xoay lệch khớp khi đi lại.
  • Ảnh hưởng đến lưng và cổ, gây ra cơn đau khó chịu.
  • Có nguy cơ cao mắc nhiều bệnh lý khác như cong vẹo cột sống, ngón chân cái bất thường, viêm bao hoạt dịch ngón cái, gãy xương, đau xương cẳng chân, viêm khớp bàn chân, gai gót chân, viêm cân gan chân...
cach-xoa-bop-ban-chan-bet-cho-tre-em-cach-khac-phuc-hoi-chung-ban-chan-bet-1.jpg
Hội chứng bàn chân bẹt gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm

Do đó, việc phát hiện và điều trị bàn chân bẹt sớm là rất quan trọng để giảm thiểu các tác hại và biến chứng nguy hiểm liên quan đến bệnh lý này.

Phương pháp điều trị bàn chân bẹt cho trẻ em

Để điều trị bàn chân bẹt ở trẻ em, có thể áp dụng các phương pháp sau:

Phẫu thuật bàn chân bẹt

Phẫu thuật chỉ được thực hiện cho trẻ từ 8 tuổi trở lên hoặc khi trẻ gặp vấn đề dị tật nghiêm trọng về cấu trúc xương.

Tuy nhiên, các bác sĩ không khuyến khích thực hiện phẫu thuật cho trẻ dưới 8 tuổi hoặc gặp dị tật ít nghiêm trọng vì tồn tại nhiều rủi ro và thời gian hồi phục kéo dài.

Sử dụng đế chỉnh hình bàn chân

Đế chỉnh hình bàn chân là phương pháp an toàn và hiệu quả khi được phát hiện sớm. Điều này giúp hỗ trợ điều trị chứng bàn chân bẹt ở trẻ nhỏ.

Rèn luyện thể chất

Thực hiện một số bài tập đơn giản như co giãn gót chân, nâng vòm bàn chân, lăn chân với bóng tennis… có thể giúp hỗ trợ điều trị bàn chân bẹt. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả tốt, nên kết hợp việc rèn luyện với việc sử dụng đế chỉnh hình bàn chân.

Cần lưu ý rằng việc điều trị bàn chân bẹt cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn và giám sát của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo hiệu quả và tránh những tác động phụ không mong muốn.

Có cách xoa bóp bàn chân bẹt cho trẻ em bớt đau không?

Xoa bóp bàn chân bẹt cho trẻ em có thể giúp giảm đau, căng thẳng và tăng cường lưu thông máu. Tuy nhiên, trước khi thực hiện xoa bóp cho trẻ em, bạn nên tham khảo ý kiến và hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để đảm bảo an toàn và hiệu quả.

cach-xoa-bop-ban-chan-bet-cho-tre-em-cach-khac-phuc-hoi-chung-ban-chan-bet-2.jpg
Xoa bóp bàn chân bẹt của bác sĩ vật lí trị liệu

Kỹ thuật xoa bóp bàn chân bẹt cho trẻ em cần được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ vật lí trị liệu.

Nhớ rằng xoa bóp bàn chân bẹt chỉ nên được thực hiện nhẹ nhàng và không áp lực quá mạnh. Nếu trẻ có dấu hiệu đau hoặc không thoải mái trong quá trình xoa bóp, hãy ngưng ngay lập tức và tham khảo ý kiến bác sĩ.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.