Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Rối loạn tiêu hóa là một căn bệnh rất phổ biến ở trẻ em và có thể tái đi tái lại nhiều lần mà không có thuốc đặc trị. Căn bệnh này gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, vì vậy ba mẹ cần chú ý đến những dấu hiệu và cách xử lý an toàn tại nhà khi trẻ bị bệnh này nhé.
Trẻ nhỏ thường có sức đề kháng và hệ tiêu hóa rất yếu nên dễ dẫn đến tình trạng rối loạn tiêu hóa do vi khuẩn đường ruột tấn công. Tuy nhiên mẹ không cần quá lo lắng vì nếu bệnh được phát hiện sớm và chữa trị đúng cách sẽ không gây ra nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ.
Rối loạn tiêu hóa do nhiều nguyên nhân gây ra, tuy nhiên nguyên nhân chính vẫn là do chế độ ăn uống không hợp lý ở trẻ. Những dấu hiệu sớm chứng minh trẻ bị rối loạn tiêu hóa:
Hệ tiêu hóa và bài tiết sẽ bị ảnh hưởng rõ rệt nhất khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa, và khi mẹ thấy trẻ đi phân lỏng hoặc táo bón kéo dài khoảng 2-3, hoặc triệu chứng táo bón và tiêu chảy thay phiên nhau xảy ra thì hãy nghĩ ngay đến bệnh này nhé.
Rối loạn tiêu hóa cũng làm ảnh hưởng đến dạ dày, khiến dạ dày co thắt hoặc khó tiêu hóa thức ăn nên làm trẻ đau bụng từng cơn, đau không khu trú. Nếu tình trạng kéo dài thì trẻ sẽ không tiêu hóa được thức khiến bụng bị trướng lên, đầy hơi rất khó chịu.
Đây có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh nhưng nếu thấy trẻ chán ăn kết hợp với những triệu chứng trên thì chắc chắn trẻ bị rối loạn tiêu hóa. Một số trẻ bị rối loạn nặng có thể gây ợ chua, trào ngược axit gây nôn ói.
Do ăn không ngon và tiêu hóa không được nên trẻ lúc nào cũng trong tình trạng mệt mỏi và cáu bẳn, và việc đi vệ sinh thường xuyên khiến trẻ bị mất nước, dẫn đến cơ thể bị suy dinh dưỡng nếu bị bệnh trong thời gian dài mà không chữa trị.
Trên đây là một số dấu hiệu sớm của bệnh rối loạn tiêu hóa, ngoài ra còn nhiều triệu chứng khác như đi phân đen, phân có máu, đường ruột xảy ra hiện tượng loạn khuẩn… đây là những dấu hiệu biến chứng nguy hiểm, có thể gây ra bệnh viêm loét dạ dày, viêm dạ dày, ung thư...
Vì vậy khi phát hiện những dấu hiệu nào liên quan đến bệnh thì mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và chữa trị kịp thời.
Rối loạn tiêu hóa là một bệnh nhẹ và có thể điều trị tại nhà, kết hợp với việc sử dụng thuốc theo đúng như chỉ dẫn của bác sĩ. Vì trẻ còn nhỏ nên lúc này mẹ cần chú ý đến những vấn đề sau để trẻ nhanh chóng khỏi bệnh.
Rối loạn tiêu hóa khiến trẻ ăn không ngon, ngủ không yên nên mẹ cần kích thích trẻ ăn bằng những cách sau đây: chia nhỏ khẩu phần ăn của trẻ thành nhiều bữa trong ngày, ăn từ ít đến nhiều và không ép trẻ ăn quá no.
Chế biến thực phẩm dưới dạng lỏng hoặc mềm để trẻ dễ tiêu hóa, ăn cũng dễ dàng hơn. Nên chọn những thực phẩm dễ tiêu như: cháo thịt bằm, soup rau củ băm nhuyễn, rau xanh và trái cây như lê, đào, mận.
Cho bé uống nhiều nước để bù lại lượng nước bị thiếu khi bị tiêu chảy, cũng như dễ đi tiêu hơn khi bị táo bón. Có thể uống nước trái cây nhưng chỉ nên uống dặm sau khi ăn no vào buổi sáng hoặc buổi trưa, không nên uống vào buổi tối. Mẹ hãy cho trẻ uống đủ 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày tùy theo thể trạng của con.
Có thể bổ sung men vi sinh tốt cho đường tiêu hóa cho trẻ bằng cách ăn sữa chua không đường, hoặc những loại thực phẩm chức năng có chứa men vi sinh (uống nếu có chỉ định của bác sĩ)
Ăn những loại trái cây như chuối, táo, đu đủ… giúp trẻ phục hồi lại vị giác, cũng như cung cấp 1 số loại vitamin và khoáng chất thiết yếu để chữa lành hệ tiêu hóa bị tổn thương.
Khi trẻ bị rối loạn tiêu hóa có thể mệt mỏi và lười vận động, nhưng mẹ không nên cho trẻ mãi nằm lì 1 chỗ. Nên cho con vận động nhẹ hoặc tập thể dục vào buổi sáng để tăng hoạt động co bóp của dạ dày, giúp thức ăn mau được tiêu hóa hơn.
Tuy nhiên không nên cho trẻ vận động quá sức hoặc vận động mạnh sau khi ăn no vì sẽ khiến tình trạng trào ngược dạ dày trầm trọng hơn.
Không nên cho trẻ ăn thức ăn nhanh hoặc những thức ăn gây kích thích dạ dày như: đồ nhiều dầu mỡ, thức ăn được nêm nếm quá vị. Không ăn nhiều bánh kẹo hoặc những thức uống có gas.
Không tự ý ngưng sử dụng thuốc khi thấy tình trạng của bé thuyên giảm mà nên cho trẻ đi tái khám nhiều lần đến khi bệnh hoàn toàn khỏi hẳn.
Đặc biệt không chữa bệnh rối loạn dạ dày của trẻ theo những phương pháp dân gian chưa được kiểm chứng vì dễ gây nhiều biến chứng khó lường.
Trúc
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh
Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.