Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Trẻ 7 tháng đi ngoài bao nhiêu lần 1 ngày là bất thường?

Thục Hiền

03/04/2025
Kích thước chữ

Trong giai đoạn phát triển đầu đời, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn đang trong quá trình hoàn thiện và thích nghi với chế độ dinh dưỡng mới. Việc nắm rõ tần suất đi ngoài của trẻ là một trong những điều quan trọng giúp bố mẹ đánh giá tình trạng sức khỏe tiêu hóa và sự phát triển toàn diện của trẻ. Tuy nhiên, nhiều bậc bố mẹ, đặc biệt là những người lần đầu chăm sóc con nhỏ, thường lo lắng khi nhận thấy con đi ngoài nhiều hơn hoặc ít hơn so với mong đợi. Vậy trẻ 7 tháng đi ngoài bao nhiêu lần 1 ngày là bất thường? Chúng ta cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Nếu bạn đang băn khoăn về việc trẻ 7 tháng đi ngoài bao nhiêu lần 1 ngày là bất thường, bài viết này sẽ mang đến những thông tin cần thiết liên quan đến hoạt động tiêu hóa của trẻ trong giai đoạn này, giúp bạn hiểu rõ hơn và yên tâm hơn trong quá trình chăm sóc con nhỏ.

Tổng quan về việc đi ngoài ở trẻ

Đi ngoài là gì?

Đi ngoài, hay còn gọi là đại tiện, là quá trình cơ thể đào thải các chất cặn bã ra khỏi hệ tiêu hóa sau khi đã hấp thu các dưỡng chất cần thiết. Ở trẻ nhỏ, hoạt động đi ngoài không chỉ là một chức năng sinh lý bình thường mà còn là một chỉ số quan trọng phản ánh tình trạng sức khỏe của hệ tiêu hóa.

So với người lớn, trẻ có thể đi ngoài nhiều lần hơn trong ngày khoảng từ 1 - 3 lần/ ngày. Tính chất phân ở trẻ cũng thay đổi tùy theo nguồn dinh dưỡng (sữa mẹ, sữa công thức, thức ăn dặm) và giai đoạn phát triển. Do đó, việc theo dõi hoạt động đi ngoài là điều cần thiết trong chăm sóc sức khỏe trẻ nhỏ.

tre-7-thang-di-ngoai-bao-nhieu-lan-1-ngay-la-bat-thuong 1
Đi ngoài là gì?

Nguyên nhân dẫn đến trẻ đi ngoài nhiều lần trong ngày

Ở trẻ 7 tháng tuổi, việc đi ngoài từ 2 đến 3 lần mỗi ngày vẫn có thể được xem là bình thường nếu phân có hình dạng ổn định, không có dấu hiệu bất thường như có máu, nhầy hoặc mùi hôi khó chịu. 

Nguyên nhân dẫn đến việc đi ngoài thường xuyên hơn có thể đến từ nhiều yếu tố như hệ tiêu hóa chưa hoàn chỉnh, quá trình tập ăn dặm với nhiều loại thực phẩm mới hoặc do sự thay đổi trong hệ vi sinh đường ruột. 

Ngoài ra, các tác nhân từ môi trường như nhiễm khuẩn, vệ sinh thực phẩm không đảm bảo cũng có thể ảnh hưởng đến tần suất và tính chất phân của trẻ.

tre-7-thang-di-ngoai-bao-nhieu-lan-1-ngay-la-bat-thuong 2
Việc bé bắt đầu ăn dặm có thể làm thay đổi số lần đi ngoài do hệ tiêu hóa phải thích nghi với loại thực phẩm mới

Hiểu rõ nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài sẽ giúp cha mẹ đánh giá đúng tình trạng tiêu hóa của con và đưa ra các biện pháp chăm sóc phù hợp, nhằm đảm bảo hệ tiêu hóa của trẻ phát triển ổn định và khỏe mạnh.

Trẻ 7 tháng đi ngoài bao nhiêu lần 1 ngày được xem là bất thường?

Mặc dù mỗi trẻ có một nhịp độ tiêu hóa riêng nhưng khi tần suất đi ngoài hoặc đặc điểm phân thay đổi rõ rệt so với bình thường, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề. Dưới đây là một số trường hợp đi ngoài được xem là bất thường ở trẻ 7 tháng tuổi:

  • Trẻ đi ngoài quá nhiều lần trong ngày : Nếu trẻ đi tiêu từ 5 lần trở lên mỗi ngày, phân lỏng, có thể lẫn nhầy, máu hoặc chuyển màu xanh đậm, kèm theo biểu hiện quấy khóc, bỏ bú, mệt mỏi, đây có thể là dấu hiệu tiêu chảy cấp. Tình trạng này nếu kéo dài có thể gây mất nước và ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ.
  • Trẻ đi ngoài quá ít lần hoặc gặp khó khăn khi đi tiêu: Trường hợp trẻ chỉ đi ngoài dưới 3 lần mỗi tuần, phân khô cứng, vón cục và phải rặn nhiều là dấu hiệu táo bón. Trẻ có thể đau bụng, khó chịu, nứt hậu môn, dẫn đến biếng ăn và ảnh hưởng đến sự phát triển.

Khi tần suất đi ngoài quá nhiều hoặc quá ít, kèm theo thay đổi bất thường về màu sắc hoặc tính chất phân, bố mẹ cần lưu ý theo dõi sát sao để phát hiện kịp thời các vấn đề tiêu hóa và có hướng xử trí phù hợp.

Khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ?

Việc xác định thời điểm cần đưa trẻ đến cơ sở y tế là rất quan trọng nhằm tránh những biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe. Dưới đây là các tình huống cụ thể cần thăm khám sớm:

  • Tiêu chảy kéo dài trên 48 giờ: Khi trẻ đi ngoài liên tục nhiều lần trong ngày, phân lỏng như nước, có dấu hiệu nhầy, có máu hoặc mùi hôi tanh kéo dài hơn 2 ngày thì nguy cơ mất nước và suy dinh dưỡng rất cao. Cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay để được khám và điều trị kịp thời.
  • Táo bón nghiêm trọng: Khi trẻ không đi ngoài trong 5 - 7 ngày, bụng căng cứng, đau bụng, quấy khóc nhiều hoặc có biểu hiện nôn trớ, sốt nhẹ kèm theo, cần đến bác sĩ ngay để can thiệp y tế, tránh biến chứng nguy hiểm như tắc ruột.
  • Phân bất thường kéo dài: Phân có màu sắc bất thường như trắng bạc, xanh đậm, đen hoặc có máu liên tục trong vài ngày, cần đến khám ngay để bác sĩ đánh giá tình trạng viêm nhiễm, xuất huyết hoặc các bệnh lý nghiêm trọng khác.
  • Biểu hiện suy giảm sức khỏe rõ rệt: Khi trẻ đi ngoài nhiều lần, phân bất thường kèm theo dấu hiệu mệt mỏi, ngủ li bì, không chịu ăn uống, sốt cao liên tục không giảm, đây là những dấu hiệu cảnh báo cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.

Sự can thiệp y tế kịp thời không chỉ giúp xác định nguyên nhân mà còn giúp tránh những hậu quả lâu dài về sức khỏe đường ruột và sự phát triển toàn diện của trẻ.

tre-7-thang-di-ngoai-bao-nhieu-lan-1-ngay-la-bat-thuong 3
Trẻ 7 tháng đi ngoài bao nhiêu lần 1 ngày được xem là bất thường?

Các biện pháp chăm sóc và cải thiện hệ tiêu hóa cho trẻ

Để đảm bảo hệ tiêu hóa khỏe mạnh và phát triển tốt cho trẻ, bố mẹ nên thực hiện các biện pháp chăm sóc khoa học như sau:

  • Thiết lập chế độ ăn dặm phù hợp: Ưu tiên các thực phẩm dạng mềm, dễ tiêu hóa như cháo dinh dưỡng, bột ngũ cốc, rau củ quả hấp chín hoặc nghiền nhuyễn. Tránh cho trẻ ăn thực phẩm nhiều dầu mỡ, đường hoặc thức ăn có nhiều gia vị vì dễ gây kích ứng đường ruột.
  • Hỗ trợ chức năng tiêu hóa thông qua các biện pháp vật lý: Massage nhẹ nhàng cho trẻ thường xuyên, hoạt động massage này có thể kích thích nhu động ruột, làm dịu cảm giác đầy hơi, hỗ trợ tiêu hóa tốt hơn.
  • Bổ sung lợi khuẩn khi cần thiết: Việc bổ sung lợi khuẩn đúng cách có thể tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, đồng thời làm giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón và rối loạn tiêu hóa khác. Tuy nhiên, bố mẹ cần tham khảo ý kiến bác sĩ để lựa chọn sản phẩm phù hợp với trẻ.
  • Cung cấp đủ nước: Duy trì cung cấp đủ nước, chất lỏng thông qua sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nước và sữa giúp trẻ giữ độ ẩm trong phân, tránh tình trạng táo bón, đồng thời hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, khỏe mạnh hơn.
  • Đảm bảo vệ sinh trong chế biến và môi trường: Đảm Bảo vệ sinh khi chế biến thức ăn và giữ môi trường sống sạch sẽ nhằm hạn chế các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus, giúp giảm nguy cơ nhiễm khuẩn đường ruột, bảo vệ tối ưu sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ.
tre-7-thang-di-ngoai-bao-nhieu-lan-1-ngay-la-bat-thuong 4
Massage bụng cho bé thường xuyên giúp kích thích nhu động ruột, hỗ trợ tiêu hoá

Nhìn chung, chăm sóc đúng cách sẽ giúp hệ tiêu hóa của trẻ được hoạt động ổn định, từ đó hỗ trợ tăng trưởng và phát triển khỏe mạnh.

Những thông tin trong bài đã phần nào giải đáp cho bố mẹ thắc mắc về việc trẻ 7 tháng đi ngoài bao nhiêu lần 1 ngày là bất thường. Nhìn chung, giai đoạn này, hệ tiêu hóa của trẻ vẫn đang trong quá trình phát triển và thích nghi với thay đổi từ chế độ ăn. Việc theo dõi số lần đi ngoài mỗi ngày, kết hợp quan sát đặc điểm phân, là một trong những cách hiệu quả để đánh giá sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ. Trong trường hợp xuất hiện các dấu hiệu bất thường bố mẹ nên đưa trẻ đi khám để được tư vấn và xử lý kịp thời. 

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Hồng Nhung

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp đại học Khoa Dược. Có kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực Dược phẩm, tư vấn thuốc và thực phẩm chức năng. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin