Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Mẹ & bé/
  4. Chăm sóc bé

Có nên cho bé uống thuốc nhuận tràng? Chuyên gia cảnh báo 4 sai lầm cha mẹ dễ mắc phải

Tuệ Nghi

17/04/2025
Kích thước chữ

Theo thống kê từ Viện Dinh dưỡng Quốc gia, có đến 20% trẻ em Việt Nam từng bị táo bón kéo dài ít nhất một lần. Tình trạng này khiến trẻ khó chịu, biếng ăn, sợ đi vệ sinh và ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất. Không ít phụ huynh lựa chọn thuốc nhuận tràng như một giải pháp cứu cánh nhanh chóng mà không biết rằng có nên cho bé uống thuốc nhuận tràng hay không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Bài viết này sẽ giúp cha mẹ hiểu rõ khi nào nên và không nên dùng thuốc nhuận tràng, những sai lầm cần tránh cũng như các phương pháp an toàn và hiệu quả để cải thiện tình trạng táo bón cho bé.

Táo bón ở trẻ có thể do chế độ ăn thiếu chất xơ, ít vận động hoặc đôi khi là dấu hiệu của vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Nhiều bậc cha mẹ bối rối khi con bị táo bón kéo dài, không biết có nên cho bé uống thuốc nhuận tràng hay không. Thực tế, thuốc nhuận tràng chỉ nên dùng trong một số trường hợp nhất định và luôn cần có hướng dẫn từ bác sĩ.

Khi nào trẻ bị táo bón cần dùng thuốc nhuận tràng?

Táo bón ở trẻ em không phải lúc nào cũng cần can thiệp bằng thuốc nhuận tràng. Tuy nhiên, trong một số trường hợp cụ thể, bác sĩ có thể chỉ định sử dụng thuốc để hỗ trợ. Dưới đây là các dấu hiệu cho thấy trẻ có thể cần dùng thuốc nhuận tràng:

  • Táo bón kéo dài trên 2 tuần, không đáp ứng với biện pháp thay đổi chế độ ăn: Nếu cha mẹ đã điều chỉnh chế độ ăn uống của trẻ, bổ sung chất xơ và nước nhưng tình trạng táo bón vẫn không cải thiện thì đây là lúc cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Trẻ đi tiêu khó khăn, phân cứng, đau, rách hậu môn nhẹ: Phân cứng và khô có thể gây đau đớn, thậm chí làm rách hậu môn, khiến trẻ sợ đi vệ sinh. Thuốc nhuận tràng có thể được sử dụng ngắn hạn để làm mềm phân, giúp trẻ dễ đi tiêu hơn.
  • Kèm các triệu chứng nghiêm trọng: Nếu táo bón đi kèm đầy bụng, nôn, biếng ăn kéo dài hoặc phân lẫn máu thì đây là dấu hiệu cần can thiệp y tế. Những triệu chứng này có thể liên quan đến vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng hơn.
  • Có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa: Thuốc nhuận tràng chỉ nên được sử dụng khi có hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ, với liều lượng và thời gian phù hợp với độ tuổi cũng như cân nặng của trẻ.

Lưu ý quan trọng: Cha mẹ tuyệt đối không tự ý dùng thuốc nhuận tràng cho trẻ dưới 2 tuổi nếu không có hướng dẫn y tế. Hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, và việc sử dụng thuốc không đúng cách có thể gây tổn thương nghiêm trọng.

Có nên cho bé uống thuốc nhuận tràng? Chuyên gia cảnh báo 4 sai lầm cha mẹ dễ mắc phải 1
Mẹ chỉ cho bé sử dụng thuốc nhuận tràng khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa

Có nên cho bé uống thuốc nhuận tràng hay không?

Có nên cho bé uống thuốc nhuận tràng hay không là nỗi băn khoăn của nhiều bậc cha mẹ. Với câu hỏi có nên cho bé uống thuốc nhuận tràng không, các chút e gia cho biết: “Chỉ nên dùng khi thật sự cần thiết và được bác sĩ kê đơn”.

Thuốc nhuận tràng không phải là giải pháp lâu dài cho tình trạng táo bón ở trẻ và việc lạm dụng hoặc sử dụng không đúng cách có thể dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Cụ thể:

  • Gây mất phản xạ đại tiện tự nhiên: Thuốc nhuận tràng kích thích nhu động ruột nhân tạo, nếu dùng thường xuyên, ruột của trẻ có thể mất khả năng co bóp tự nhiên dẫn đến tình trạng táo bón mãn tính.
  • Làm trẻ lệ thuộc vào thuốc, ruột “lười” hoạt động: Trẻ có thể phụ thuộc vào thuốc để đi tiêu, khiến hệ tiêu hóa không hoạt động hiệu quả mà không có sự hỗ trợ từ thuốc.
  • Tăng nguy cơ mất nước, mất điện giải: Một số loại thuốc nhuận tràng, đặc biệt là thuốc kích thích, có thể gây tiêu chảy, mất nước và rối loạn điện giải. Điều này đặc biệt nguy hiểm với trẻ nhỏ, ảnh hưởng đến thần kinh và tim mạch.
  • Làm giảm hấp thu dưỡng chất: Sử dụng thuốc nhuận tràng kéo dài có thể cản trở quá trình hấp thu chất dinh dưỡng, dẫn đến chậm lớn, suy dinh dưỡng hoặc thiếu hụt vitamin và khoáng chất.

Theo các chuyên gia, thuốc nhuận tràng chỉ là một phần trong phác đồ điều trị táo bón và không thể thay thế việc điều chỉnh lối sống, chẳng hạn như chế độ ăn uống và thói quen sinh hoạt. Cha mẹ cần hiểu rằng có nên cho bé uống thuốc nhuận tràng hay không phụ thuộc vào tình trạng cụ thể của trẻ và chỉ bác sĩ mới có thể đưa ra quyết định chính xác.

Có nên cho bé uống thuốc nhuận tràng? Chuyên gia cảnh báo 4 sai lầm cha mẹ dễ mắc phải 2
Có nên cho bé uống thuốc nhuận tràng hay không

4 sai lầm cha mẹ dễ mắc phải khi cho bé dùng thuốc nhuận tràng

4 sai lầm cha mẹ dễ mắc phải khi cho bé dùng thuốc nhuận tràng đó là:

  • Tự ý mua thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ: Nhiều phụ huynh thấy con táo bón vài ngày liền đã vội mua thuốc nhuận tràng và cho trẻ uống mà không biết rằng mỗi loại thuốc đều có tác dụng và rủi ro khác nhau.
  • Sử dụng thuốc kéo dài mà không theo dõi: Dùng thuốc nhuận tràng quá lâu có thể gây lệ thuộc và làm trầm trọng thêm tình trạng táo bón.
  • Bỏ qua các biện pháp tự nhiên: Nhiều cha mẹ chỉ tập trung vào thuốc mà không điều chỉnh chế độ ăn uống hay khuyến khích trẻ vận động.
  • Không chú ý đến liều lượng: Dùng quá liều hoặc không đúng liều lượng thuốc nhuận tràng có thể gây tiêu chảy, mất nước hoặc các vấn đề sức khỏe khác.

Cách cải thiện táo bón cho trẻ không cần dùng thuốc

Thay vì vội vàng sử dụng thuốc nhuận tràng, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp tự nhiên để cải thiện tình trạng táo bón cho trẻ. Những phương pháp này không chỉ an toàn mà còn giúp trẻ hình thành thói quen tiêu hóa khỏe mạnh từ sớm.

Chế độ ăn giàu chất xơ và nước

Đầu tiên, để cải thiện tình trạng táo bón, thay vì dùng thuốc, mẹ nên thay đổi chế độ ăn sao cho phù hợp. Theo các chuyên gia, khi trẻ bị táo bón, mẹ nên:

  • Tăng rau xanh và trái cây mềm: Các loại thực phẩm như đu đủ, chuối chín, lê, khoai lang hoặc rau cải chứa nhiều chất xơ và nước, giúp làm mềm phân và kích thích nhu động ruột. Cha mẹ có thể xay nhuyễn hoặc chế biến thành món ăn hấp dẫn để trẻ dễ ăn hơn.
  • Uống đủ nước theo độ tuổi: Trẻ từ 1 - 3 tuổi cần khoảng 0,7 - 1 lít nước mỗi ngày, trẻ 4 - 8 tuổi cần 1,2 - 1,5 lít (bao gồm nước từ sữa, súp và trái cây). Tránh cho trẻ uống nước ngọt có đường hóa học vì việc làm này có thể làm tình trạng táo bón nặng hơn.

Tạo thói quen đi tiêu đều đặn

Cùng với thay đổi về chế độ ăn, mẹ cũng nên tạo cho trẻ thói quen đi tiêu đều đặn. Theo đó, mẹ nên:

  • Cho trẻ đi vệ sinh vào giờ cố định mỗi ngày: Hãy khuyến khích trẻ ngồi bô hoặc bồn cầu vào một thời điểm cố định, ví dụ sau bữa sáng, để hình thành phản xạ đi tiêu.
  • Không quát mắng, gây áp lực: Nếu trẻ sợ đi vệ sinh vì đau hoặc không thoải mái, cha mẹ cần kiên nhẫn, không ép buộc hay trách mắng, vì điều này có thể khiến trẻ “nhịn” đi tiêu, làm tình trạng táo bón trầm trọng hơn.
Có nên cho bé uống thuốc nhuận tràng? Chuyên gia cảnh báo 4 sai lầm cha mẹ dễ mắc phải 3
Cha mẹ nên tạo cho bé thói quen đi tiêu đều đặn và đúng giờ

Khuyến khích vận động

Khuyến khích trẻ vận động cũng là cách để hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hóa. Mẹ nên:

  • Cho trẻ chơi ngoài trời 30 phút mỗi ngày: Các hoạt động như chạy nhảy, chơi cầu trượt hoặc đu xà giúp kích thích nhu động ruột, cải thiện tiêu hóa.
  • Tập thể dục nhẹ: Với trẻ lớn hơn, các bài tập như đạp xe, nhảy dây hoặc yoga đơn giản có thể hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả hơn.

Những thay đổi này cần được thực hiện đều đặn và kiên trì. Nếu áp dụng đúng cách, phần lớn trường hợp táo bón ở trẻ sẽ cải thiện mà không cần dùng đến thuốc nhuận tràng.

Khi nào cần đưa trẻ đến bác sĩ?

Mặc dù nhiều trường hợp táo bón có thể được xử lý tại nhà song một số dấu hiệu cảnh báo cha mẹ cần chú ý để đưa trẻ đến bác sĩ kịp thời:

  • Táo bón kéo dài trên 14 ngày, không cải thiện bằng thay đổi chế độ ăn: Điều này có thể là dấu hiệu của vấn đề tiêu hóa nghiêm trọng hơn, chẳng hạn như tắc ruột hoặc bệnh đường ruột.
  • Trẻ sốt, nôn, sụt cân, biếng ăn nghiêm trọng: Những triệu chứng này cho thấy táo bón có thể liên quan đến nhiễm trùng hoặc rối loạn tiêu hóa phức tạp.
  • Phân lẫn máu, phân có hình dạng bất thường: Phân lẫn máu tươi hoặc đen, phân dạng viên nhỏ như phân dê có thể là dấu hiệu của tổn thương hậu môn hoặc bệnh lý khác.
  • Trẻ khóc dữ dội khi đi tiêu, sợ nhà vệ sinh: Điều này cho thấy trẻ đang trải qua đau đớn hoặc tâm lý sợ hãi, cần được đánh giá kỹ lưỡng.

Khi thăm khám, bác sĩ sẽ tiến hành đánh giá nguyên nhân gốc rễ của táo bón, có thể bao gồm xét nghiệm máu, siêu âm bụng hoặc nội soi nếu cần. Dựa trên kết quả, bác sĩ sẽ chỉ định loại thuốc nhuận tràng phù hợp (nếu cần) và hướng dẫn cụ thể về liều lượng, thời gian sử dụng cũng như các biện pháp hỗ trợ khác để đảm bảo an toàn cho trẻ.

Có nên cho bé uống thuốc nhuận tràng? Chuyên gia cảnh báo 4 sai lầm cha mẹ dễ mắc phải 4
Cha mẹ cần đưa trẻ đến khám bác sĩ nếu thấy tình trạng táo bón không thuyên giảm

Với câu hỏi có nên cho bé uống thuốc nhuận tràng, lời khuyên từ chuyên gia là chỉ nên sử dụng khi có chỉ định y tế và trong thời gian ngắn, kết hợp với các biện pháp điều chỉnh dinh dưỡng và sinh hoạt phù hợp. Việc lạm dụng thuốc nhuận tràng không chỉ tiềm ẩn nguy cơ tác dụng phụ như mất nước, lệ thuộc thuốc, mà còn có thể ảnh hưởng lâu dài đến chức năng tiêu hóa của trẻ. Hãy giúp trẻ xây dựng một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, tạo nền tảng cho sự phát triển toàn diện trong tương lai cha mẹ nhé.

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại học Nguyễn Tuấn Trịnh

Đã kiểm duyệt nội dung

Từng làm ở Viện ISDS, nhiều năm cộng tác với CDC Thái Nguyên triển khai dự án phòng chống HIV/AIDS, 2 năm cộng tác với WHO.

Xem thêm thông tin