Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ

Ngày 26/07/2020
Kích thước chữ

Với hệ tiêu hóa non nớt thì tiêu chảy và nôn trớ không phải là tình trạng hiếm gặp ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, xử lý thế nào khi trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ mới là vấn đề mà chị em cần nắm vững.

Tiêu chảy và nôn trớ có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhỏ nếu không biết cách khắc phục và điều trị kịp thời. Cùng xem nguyên nhân, cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ qua bài viết dưới đây.

Cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ 1Đừng chủ quan khi trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ.

Trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ, nguyên nhân do đâu?

Rối loạn tiêu hóa

Rối loạn tiêu hóa là nguyên nhân hàng đầu khiến trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ. Ngoài tiêu chảy và nôn nhiều, bé còn có thể gặp các triệu chứng khác như sốt, mệt mỏi, mất nước, chán ăn,...

Thức ăn không hợp vệ sinh

Ăn phải những thực phẩm không sạch sẽ, lạnh hoặc ôi thiu cũng dễ khiến trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ. Do vậy, các mẹ nên hết sức chú ý đến vấn đề an toàn thực phẩm.

Ngoài ra, việc bé ăn quá no cũng dễ bị nôn trớ. Hiện nay, vẫn có không ít chị em luôn ép bé ăn cho hết khẩu phần mỗi bữa. Khi bé ăn quá no gây nôn trớ ngay sau đó, tình trạng kéo dài khiến bé dễ bị rối loạn tiêu hóa.

Tiêu chảy cấp

Tiêu chảy cấp gây nên bởi các loại virus và vị khuẩn có hại, chúng xâm nhập vào cơ thể bé qua các đồ vật tiếp xúc hoặc trong thực phẩm và phá hoại đường ruột của trẻ.

Tiêu chảy cấp là một trong những bệnh cực kỳ nguy hiểm với trẻ em. Dấu hiệu điển hình của tiêu chảy cấp chính là trẻ bị tiêu chảy kèm theo nôn trớ. Nếu không được khắc phục và điều trị kịp thời, căn bệnh này có thể gây hiện tượng mất nước nghiêm trọng, suy dinh dưỡng, kiệt sức, thậm chí có thể dẫn đến tử vong. Đặc biệt, mẹ nên để tâm hơn đến vấn đề này ở các bé dưới 2 tuổi vì sức đề kháng của trẻ còn yếu và các biểu hiện thường khó nhận biết hơn.

Trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ có nguy hiểm không?

Trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ được xem là tình trạng thường xuyên xảy ra đối với trẻ nhỏ, nhất là các trẻ dưới 2 tuổi. Khi gặp tình trạng này, mẹ đừng nên tự ý chữa bệnh cho con mà hãy nhanh chóng đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được khám và điều trị càng sớm càng tốt. Tiêu chảy và nôn trớ không được khắc phục kịp thời đôi khi sẽ khiến trẻ gặp phải biến chứng nguy hiểm không lường trước được như:

  • Trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ gây mất nước nghiêm trọng, khiến trẻ dễ rơi vào trạng thái hôn mê, thậm chí có nguy cơ tử vong nếu không bù nước kịp thời.
  • Trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ kéo dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến hệ tiêu hóa, khiến trẻ bị suy dinh dưỡng về sau.
  • Ngoài ra, tiêu chảy và nôn trớ không được khắc phục kịp thời sẽ gây ra các biến chứng như viêm tai giữa, nhiễm khuẩn tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết và có nguy cơ gây tử vong.

Để ngăn chặn những tác hại khôn lường do tiêu chảy ở trẻ nhỏ, phụ huynh cần chú ý đến nguồn thực phẩm cho con ăn hằng ngày, vệ sinh tay sạch sẽ khi chế biến thức ăn cho con, những dụng cụ ăn uống của con cũng phải được tiệt trùng thường xuyên. Bên cạnh đó, bạn cũng nên nâng cao sức đề kháng hệ tiêu hóa của trẻ, tăng cường lợi khuẩn đường ruột để con có chiếc bụng khỏe.

Cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ 2Trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ rất nguy hiểm, nhất là đối với trẻ dưới 2 tuổi.

Hướng xử lý khi trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ

Dưới đây là một số lưu ý cha mẹ cần thực hiện khi trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ:

Theo dõi dấu hiệu mất nước của con: Khi trẻ bị nôn, kéo theo cơ thể sẽ bị mất nước nhanh với biểu hiện là khô môi, khát nước. Lúc này, mẹ cần bổ sung nước chín hoặc là nước trái cây loãng cho bé bằng cách cho uống từ từ từng chút một, cách vài phút lại cho uống đến lúc bé có thể đi tiểu trở lại. Trường hợp em không chịu uống hoặc là nôn ngay sau khi uống kèm theo các biểu hiện mất nước nặng hơn như môi khô, khóc không ra nước mắt, không tiểu trong vòng 6 giờ… thì cha mẹ nên đưa bé đến viện thăm khám và điều trị tiêu chảy ngay.

Chú ý đến chế độ ăn của trẻ: Có một điều lưu ý hết sức quan trọng đó là các mẹ không nên cho trẻ ăn ngay sau khi bé nôn. Mẹ cần lau sạch chất nôn sau đó cho trẻ ăn một ít thức ăn loãng, dễ tiêu, đảm bảo vệ sinh. Đối với các trẻ còn đang bú mẹ thì vẫn cho trẻ bú từ từ, từng chút một.

Phòng ngừa lây lan bệnh: Trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ có thể do vi khuẩn, virus nên dễ lây nhiễm. Cha mẹ nên cẩn thận khi chăm sóc trẻ, tránh lây lan cho bản thân và người chăm sóc bằng cách thường xuyên rửa tay và giữ trẻ ở nhà trong vòng 24 giờ sau khi hết nôn.

Đưa trẻ đi viện: Trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ có những dấu hiệu bất thường sau đây, cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay:

  • Trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ kéo dài hơn 24 giờ
  • Nôn ra mật xanh mật vàng
  • Tiêu chảy, nôn trớ kèm theo biểu hiện đau bụng quằn quại
  • Sốt trên 38 độ hơn 3 ngày hoặc ngay khi trẻ sốt trên 39 độ
  • Nôn trớ kèm sốt cao, đau đầu, phát ban, cứng cổ
  • Tiêu chảy và nôn trớ không ăn uống được trong vài giờ
  • Tiêu chảy, nôn trớ, khô môi, khóc không có nước mắt, không đi tiểu trong vòng 6 giờ.
Cách xử lý khi trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ 3Mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện nếu trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ nặng.

Sau khi đọc bài viết thì chắc hẳn các mẹ đã biết cách xử trí như thế nào khi trẻ bị tiêu chảy và nôn trớ rồi phải không nào? Hi vọng những kiến thức này sẽ giúp các các mẹ chăm sóc bé khỏe mạnh, phát triển toàn diện hơn.

Hường

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcTrần Huỳnh Minh Nhật

Đã kiểm duyệt nội dung

Dược sĩ chuyên khoa Dược lý - Dược lâm sàng. Tốt nghiệp 2 trường đại học Mở và Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Có kinh nghiệm nghiên cứu về lĩnh vực sức khỏe, đạt được nhiều giải thưởng khoa học. Hiện là Dược sĩ chuyên môn phụ trách xây dựng nội dung và triển khai dự án đào tạo - Hội đồng chuyên môn tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin