Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu

Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm

Long Châu
  1. /
  2. Góc sức khỏe/
  3. Phòng bệnh & Sống khoẻ

Điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em nên chú ý những điều gì?

Ngày 22/06/2020
Kích thước chữ

Tiêu chảy cấp ở trẻ em là một bệnh thường gặp do virus, vi khuẩn, ký sinh trùng… gây ra khiến trẻ bị tiêu chảy nặng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Cùng tìm hiểu các cách điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em hiệu quả tại nhà nhé.

Hiện nay với khí hậu mưa nắng thất thường ở nước ta hiện nay thì sức đề kháng của trẻ trở nên suy yếu, khiến cho trẻ dễ mắc bệnh về đường tiêu hóa, và tỷ lệ trẻ bị mắc bệnh tiêu chảy cấp cũng khá cao. Vì vậy mẹ nên chú ý một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc tiêu chảy cấp ở trẻ em để có cách phòng ngừa và điều trị hiệu quả.

Bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em do nguyên nhân nào và những biểu hiện điển hình?

Điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em nên chú ý những điều gì?Tiêu chảy cấp là bệnh thường gặp hàng đầu ở trẻ

Tiêu chảy cấp là bệnh phổ biến và thường gặp ở trẻ em và gây ra nhiều hệ quả nguy hiểm như suy dinh dưỡng, trẻ biếng ăn và thấp còi. Những trẻ em dễ mắc bệnh này nhất là trẻ sơ sinh từ 6-11 tháng tuổi khi sức đề kháng yếu và hệ tiêu hóa chưa phát triển toàn diện. Những nguyên nhân gây bệnh hàng đầu như:

  • Những vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ là các chủng vi khuẩn E Coli, trực khuẩn lỵ, vi khuẩn thương hàn, vi khuẩn tả hoặc các loại virus, ký sinh trùng...
  • Trẻ bắt đầu ăn dặm nhưng chưa thích nghi được với nguồn thức ăn khác ngoài sữa mẹ nên bị tiêu chảy
  • Trẻ bị nhiễm bệnh qua đường miệng khi tay chân tiếp xúc với phân hoặc những vật chứa vi khuẩn gây bệnh.
  • Nhóm trẻ có thể trạng yếu, suy dinh dưỡng hay suy giảm miễn dịch… bẩm sinh cũng có nguy cơ mắc bệnh tiêu chảy cấp cao hơn so với những bạn đồng trang lứa.
  • Nguồn nước bị ô nhiễm hoặc nguồn thức ăn không hợp vệ sinh, thời tiết hè nắng nóng cũng là những nguyên nhân gây bệnh tiêu chảy cấp hàng đầu.

Những biểu hiện tiêu chảy cấp ở trẻ em là gì?

Điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em nên chú ý những điều gì?Những biểu hiện tiêu chảy cấp ở trẻ
  • Nôn ói trong 24-48 giờ và xuất hiện những cơn tiêu chảy thường xuyên, kéo dài liên tục trong ngày. Phân ban đầu dạng sệt nhưng càng về sau thì phân lỏng hoặc có dịch, máu trong phân.
  • Trẻ sốt và đau bụng, thường xuyên quấy khóc và bỏ bú hoặc bú kém.
  • Trẻ khô môi và thiếu nước, cơ thể tiều tụy, bụng chướng và mắt li bì, thường lơ mơ và thụ động.
  • Những trẻ có biểu hiện tiêu chảy cấp nặng có thể kéo dài đến 10 ngày, kèm theo những triệu chứng như suy hô hấp, trụy mạch, co giật, hôn mê và tử vong nếu không điều trị kịp thời.

Khi phát hiện những dấu hiệu của bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ mẹ cần đưa ngay đến bác sĩ để được điều trị kịp thời. Với những bé nặng thì cần nằm theo dõi tại bệnh viện, nếu tình trạng nhẹ thì mẹ có thể điều trị và sử dụng thuốc tại nhà, theo sự hướng dẫn của bác sĩ.

Điều trị bệnh tiêu chảy cấp ở trẻ em tại nhà bằng những phương pháp

Điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em nên chú ý những điều gì?Những cách điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em tại nhà hiệu quả

Cho trẻ bé bình thường nhưng không để trẻ quá no sẽ dẫn đến tình trạng nôn ói. Mất nước do tiêu chảy là tình trạng rất phổ biến vì vậy mẹ nên bù nước cho trẻ bằng nước hoặc các dung dịch điện giải như oresol, liều lượng và cách dùng nên hỏi ý kiến bác sĩ.

Đối với những bé đã bắt đầu ăn dặm thì mẹ có thể nấu cho trẻ những món thanh đạm và dễ tiêu như cháo trắng, súp xay nhuyễn và chia thành nhiều cử trong ngày để cho trẻ ăn.

Trẻ phải ăn những thức ăn được nấu chín, rửa sạch, tuôi sống và dùng trong những bát đũa riêng được vệ sinh kỹ lưỡng. Rửa sạch tay trước và sau khi ăn để đảm bảo vệ sinh, đặc biệt mẹ cần vệ sinh sạch khuẩn cho trẻ khi đi tiêu, tiểu tiện.

Trong thời gian này sức khỏe của trẻ suy yếu và có thể lơ mơ, lười vận động. Nên mẹ nên khuyến khích trẻ vận động nhẹ hoặc chơi đùa xung quanh, không nên nằm lì 1 chỗ. Những đồ chơi của trẻ mẹ cũng nên vệ sinh sạch sẽ, tốt nhất mỗi ngày chỉ nên chơi 1 món.

Cho trẻ nghỉ ngơi và sinh hoạt điều độ, ngủ sớm để phục hồi sức và năng lượng. Lúc này cơ thể trẻ khó chịu nên khó ngủ và hay quấy khóc, vì vậy mẹ nên ở cạnh an ủi con chứ không nên quát mắng trẻ.

Thường xuyên tái khám để bác sĩ theo dõi tình hình tiêu chảy cấp ở trẻ em, và phát hiện sớm những biến chứng nguy hiểm.

Ngoài việc điều trị tiêu chảy cấp ở trẻ em thì mẹ cũng nên tìm hiểu những biện pháp phòng tránh tiêu chảy để tránh trẻ bị tái phát tiêu chảy cấp lại như:

  • Nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất 6 tháng đầu sau sinh để bổ sung thêm kháng thể cho con, chuẩn bị cho con có một đường ruột khỏe mạnh trước khi bước vào chế độ ăn dặm.
  • Tiêm vacxin phòng chống tiêu chảy: Hiện nay đã có những loại vacxin phòng chống tiêu chảy cho trẻ em từ 2-6 tháng tuổi, đây là loại vacxin dạng uống giúp phòng ngừa bệnh tiêu chảy, giúp cho trẻ tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh, sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như tinh thần của con.

Xem thêm:

Trúc

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

Có thể bạn quan tâm

Thông tin và sản phẩm gợi ý trong bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, vui lòng liên hệ với Bác sĩ, Dược sĩ hoặc chuyên viên y tế để được tư vấn cụ thể. Xem thêm

Dược sĩ Đại họcNgô Kim Thúy

Đã kiểm duyệt nội dung

Tốt nghiệp loại giỏi trường Đại học Y Dược Huế. Từng tham gia nghiên cứu khoa học đề tài về Dược liệu. Nhiều năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang là giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.

Xem thêm thông tin