Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.
Ứng dụng Nhà Thuốc Long Châu
Siêu ưu đãi, siêu trải nghiệm
Mặc định
Lớn hơn
Làm gì trong trường hợp trẻ sốt cao khi bị thủy đậu luôn là thắc mắc của đa số các bậc cha mẹ mỗi khi mùa dịch lên cao.
Thông thường, bệnh thủy đậu lành tính và không gây nguy hiểm song ở một vài trường hợp bệnh cũng có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm như viêm màng não, nhiễm trùng huyết… Khi bị thủy đậu, cơ thể trẻ nổi mụn nước kèm theo các biểu hiện như mệt mỏi, chán ăn và sốt cao. Trong đó, sốt cao là dấu hiệu của bệnh thủy đậu khiến các mẹ lo lắng nhất.
Thủy đậu là bệnh do siêu vi Varicella zoster gây ra, dịch bệnh thường xuất hiện từ tháng 1 đến tháng 3 hàng năm. Diễn biến bệnh thủy đậu có thể tóm gọn như sau: khi bị lây nhiễm virus, bé trải qua thời gian ủ bệnh kéo dài từ 10-20 ngày. Sau đó, trong giai đoạn khởi phát, bé bắt đầu có các triệu chứng như sốt, đau đầu, chán ăn, nổi các nốt hồng ban có đường kính vài milimet và sau 1-2 ngày mới xuất hiện mụn nước. Đa số mụn đậu có đường kính dưới 5mm, tuy nhiên cũng có nốt có đường kính tới 10mm.
Mụn thủy đậu lúc đầu chứa chất dịch trong, khoảng 1 ngày sau đó trở nên đục như mủ rồi 2-3 ngày kế tiếp thì vỡ ra, rồi các mụn sẽ đóng vẩy. Nếu không xử lý đúng cách các mụn nước này thì sau khi khỏi bệnh, chúng sẽ thành sẹo lõm trên da người bệnh.
Sốt biểu hiện bình thường khi bị thủy đậu, vì vậy các mẹ đừng quá lo lắng khi con bạn gặp phải trường hợp này. Mẹ có thể thực hiện các biện pháp an toàn sau để hạ sốt cho bé:
Chườm mát cho bé
Lấy khăn mát lau toàn bộ cơ thể bé và để bé nằm nghỉ nơi thoáng mát, sạch sẽ. Mẹ nên mở cửa thay vì bật máy lạnh hoặc quạt trong phòng của trẻ.
Cho trẻ uống nhiều nước và mặc đồ thoáng mát
Lúc sốt trẻ đổ mồ hôi rất nhiều và vì thế cơ thể trẻ lúc này đang rất cần nước. Mẹ nên cho trẻ uống nhiều nước khoáng hoặc nước trái cây để bù lại phần nước đã mất, giúp bé nhanh hạ cơn sốt. Đồng thời, cha mẹ hạn chế mặc nhiều quần áo cho trẻ mà nên để càng thông thoáng càng tốt để nhiệt độ dễ dàng thoát qua da. Không nên mặc đồ cho trẻ quá dày vì sẽ làm trẻ sốt cao hơn do bị nhiễm lạnh vì mồ hôi không thoát được, đồng thời giúp các nốt mụn được thông thoáng. Nếu trẻ có cảm giác lạnh và run rẩy thì mẹ hãy đắp cho trẻ 1 chiếc khăn mỏng.
Lấy tất ướt quấn quanh mắt cá chân
Đây là một mẹo dân gian rất có công hiệu khi trẻ bị sốt cao. Mới đầu bé có thể sẽ cảm thấy khó chịu nhưng sau đó, cơ thể trẻ bắt đầu giảm nhiệt và bé sẽ bắt đầu cảm thấy thoải mái dần.
Khám bác sĩ
Trong trường hợp trẻ sốt trên 3 ngày đồng thời sốt cao trên 39 độ C hoặc xuất hiện các triệu chứng như thở khó khăn, co giật thì cần đưa trẻ đến gặp bác sĩ ngay vì rất có thể trẻ đã gặp các biến chứng nguy hiểm của bệnh và cần được chữa trị kịp thời.
Hường
Dược sĩ Đại họcNguyễn Thị Thảo Nguyên
Tốt nghiệp Khoa Dược trường Đại học Nam Cần Thơ. Có nhiều năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực Dược phẩm. Hiện đang giảng viên cho Dược sĩ tại Nhà thuốc Long Châu.